Viêm Phế Quản- Mẹ đừng chủ quan

Chuyển mùa, con húng hắng ho xử lý thế nào để tránh ?

Viêm phế quản tình trạng thường xuyên gặp khi thời tiết chuyển mùa.

– Thứ nhất với trẻ dưới 6 tháng: Theo dõi nếu bú giảm đi, quấy khóc, người âm ấm (đo bằng thuỷ ngân từ 37,5 độ trở lên) đi khám luôn, không tư vấn online cũng không ở nhà .

Nếu vẫn bú ăn uống được thì duy trì bú mẹ, vỗ rung long đờm, húng chanh đường phèn nhấp thêm .

– Với trẻ 6 tháng – 2 tuổi:

+ Nếu người sốt, mệt, ăn chơi kém. Cho trẻ đi khám, vì có thể ho xuống sâu rồi, có cần dùng thuốc không? dùng kháng sinh không thì còn phải kiểm tra đủ thứ. Hỏi anh cũng vô ích, vì không khám sao biết đươc. dược (cứ Herbi Kough nhấp, ho lại nhấp) + Vỗ rung long đờm . Nhiều đờm lắm mới cần dùng đến halixol, hay olesom.

+ Nếu người sốt, mệt, ăn chơi kém. Đi khám, vì có thể ho xuống sâu rồi, có cần dùng thuốc không, dùng kháng sinh không thì còn phải kiểm tra đủ thứ . Hỏi anh cũng vô ích, vì không khám sao biết được.

Chuyển mùa, con húng hắng ho xử lý thế nào để tránh viêm phế quản

– Trẻ từ 2 tuổi trở lên:

+ Chỉ vệ sinh mũi ngày 1- 2 lần để cho sạch sẽ (tương tự như việc tắm giặt, rửa tay ý) . Ngoài ra khuyến khích con tự học cách xì ra. Không cần đè ra rửa liên tục đâu.

+ Uống siro ho

+ Đờm nhiều có thể giúp con nôn ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, vỗ rung long đờm.

+ Sốt mà vẫn ăn chơi có thể theo dõi.

+ Sốt mà mệt bỏ ăn, chơi kém, bắt bế đi khám.

– Lưu ý khác:

+ Đối tượng trẻ nhỏ nhiều đờm thì đêm ngủ sẽ ho nhiều và hay nôn sau khi ăn. Kệ nó, nôn ra càng tốt. Không phải lo. Chỉ vội khi mà con mệt, sốt, quấy, bỏ ăn…

+ Tuyệt dối không ra hiệu thuốc mua kháng sinh, corticoid, thuốc chống dị ứng. Đang cần ho để bật đờm ra rồi uống không đúng vào đờm không ra được là viêm phế quản nhanh hơn .

+ Nhớ lịch tiêm phòng cho con đặc biệt các mũi 5in1, phế cầu,…

viêm phế quản hay viêm phổi, viêm tiểu phế quản làm sao phân biệt?

1. Vị trí viêm:

– Viêm phế quản được biết đến là tình trạng viêm đường dẫn khí trong phổi. Các ống chính mà không khí chảy qua trong phổi được gọi là phế quản và phân nhánh chúng là các ống nhỏ hơn gọi là tiểu phế quản .

Khi các ống này bị viêm, nó gây ra hẹp, co thắt và tắc nghẽn đường thở, dẫn đến các triệu chứng viêm phế quản .

– Viêm tiểu phế quản: Tình trạng viêm những ống phế quản nhỏ đường kính dưới 2mm.

– Viêm phổi: Tình trạng thương tổn các tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng), chủ yếu ảnh hưởng đến các phế nang .

2. Nguyên nhân mắc bệnh:

– Viêm tiểu phế quản: Viêm tiểu phế quản hầu như luôn do một loại virus gây ra virus Respiratoire Syncytial viết tắt là VRS .

– Viêm phế quản: Do nhiều loại virus. Các loại virus này có thể lây lan qua không khí khi người ta ho hoặc qua tiếp xúc trực tiếp .

– Viêm phổi: Thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng thì ít phổ biến hơn . Ngoài ra viêm phổi cũng do nguyên nhân từ hóa chất độc hại.

3. Làm thế nào để xác định trẻ đang bị viêm gì?

“Không có sự phân biệt rõ ràng nào giữa viêm phế quản và viêm phổi”, tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, tại Trung tâm Y khoa Đại học Vanderbil (Mỹ) nhận định . Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường ở trên, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp .

4. Trẻ mắc bệnh nào thì nguy hiểm hơn?

Viêm tiểu phế quản, nếu trẻ không bị bội nhiễm vi khuẩn sẽ khỏi sau 2-3 ngày. Tuy nhiên nếu trẻ sức đề kháng yếu thì diễn biến suy hô hấp rất nhanh, biến chứng thành viêm phổi . Viêm phổi có tỷ lệ mắc cao là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi . Khi bị viêm phổi, trẻ rất dễ bị suy hô hấp, nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể bị tử vong .

Ngoài ra khi trẻ bị viêm phổi trẻ còn có thể bị sốt cao, co giật, bỏ ăn, bỏ bú, tiêu chảy dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải .

Xem thêm: VI CHẤT CẦN ĐẶC BIỆT CHÚ Ý TRONG GIAI ĐOẠN MANG BẦU 

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *