Xem nhiều video trẻ em nước ngoài, hoặc những ai đang theo phương pháp easy sẽ thấy: Tự lập cho con từ nhỏ, đặc biệt là cho con tự ngủ là ước mơ của rất nhiều ba mẹ thay vì “thức trắng đêm” do con quấy khóc vì con đã quá “quen hơi mẹ”.
Ở độ tuổi sơ sinh, con dành tới 70% thời gian trong ngày dành cho việc ngủ, giấc ngủ còn có những ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đó là quá trình con học các kỹ năng, tái tạo tế bào và phát triển thể chất, trí não.
Tùy theo quan điểm, nhiều mẹ thích ôm con ngủ, nhiều mẹ lại muốn con ngủ riêng ngay từ nhỏ. Nhưng cho con tự ngủ hay ngủ riêng không phải là bỏ mặc con, cho con tự khóc, tự đưa mình vào giấc mà đó gọi là “nút chờ”.

Tự lập cho con từ nhỏ, đặc biệt là cho con tự ngủ là ước mơ của rất nhiều ba mẹ thay vì “thức trắng đêm” do con quấy khóc vì con đã quá “quen hơi mẹ”.
Mẹ có thể thấy con ọ ọe, nhưng đừng vội bế con lên, mẹ cứ để con xoay sử trong 3p, 5p, 10p… tùy theo độ tuổi. Tuy nhiên, còn phải quan sát con xem con đang có vde nào không: Bỉm ướt, bụng ậm ạch, con đang ốm (trừ những trường hợp này thì mẹ nên bế con lên để vỗ về con và kiểm tra, xử lí… chứ mẹ đừng có lì đợi mà con khó chịu nha)
Dưới đây là 5 bước rèn tự ngủ cho trẻ 0-16 tuần mà các mẹ có thể áp dụng:
Bước 1. Xác định thời gian thức tối ưu
Tại mỗi giai đoạn, con sẽ có thời gian thức tối ưu khác nhau. Chẳng hạn như với một em bé 6 tuần tuổi, thời gian thức tối ưu là 1.5 giờ/ lần. Còn những em bé trên 8 tuần tuổi, 2 giờ/ lần là thời gian thức lý tưởng nhất cho giấc ngủ đêm sâu và liền mạch. Các mẹ nên tạo cho con 1 thời gian thức tối ưu nhất tùy theo độ tuổi, tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Bước 2. Tạo môi trường ngủ thoải mái
Bác biết không ít mẹ nghĩ rằng, con cần được ngủ cạnh mẹ để tiện quan sát và theo dõi con. Đúng là thế các mẹ nhé. Nhưng đôi khi các mẹ ôm ấp con quá lúc đang ngủ, có thể các mẹ đang làm phiền giấc ngủ của con.

Mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng để giúp con vào giấc dễ dàng hơn nhé
Để phòng ngủ của con được thoải mái nhất, các mẹ chú ý:
- Với những nhà không có phòng riêng thì có thể để cũi ngay cạnh giường của bố mẹ. Nhà nào có phòng riêng thì nên lắp camera để theo dõi con.
- Phòng của con nên vệ sinh phòng sạch sẽ, thoáng khí
- Nhiệt độ phòng hợp lý, không nóng, không quá lạnh. Nhiệt độ hè này cứ tầm 26-28 độ là ổn. Nhớ dùng máy tạo độ ẩm để tránh khô mũi, khô da con
- Sử dụng quấn/chũn cho con từ 0 – 16 tuần tuổi.
- Ánh sáng phòng nên ở mức độ thấp, có thể sử dụng rèm cửa.
Bước 3. Giúp con thư giãn, chuyển tiếp vào giấc ngủ
Để con bắt đầu giấc ngủ, mẹ nên bế con lên vỗ nhẹ khoảng 10-15p. Các mẹ cũng có thể dùng “tiếng ồn trắng”, hay những bản nhạc ngủ nhẹ nhàng để “ra tín hiệu” cho con biết là đã đến giờ đi ngủ rồi con yêu!

Các mẹ lưu ý hỗ trợ con không có nghĩa là bế con lên.
Bước 4. Nút chờ
Đây là khoảng thời gian mẹ chờ đợi để cho con cơ hội tự xoay xở đi vào giấc ngủ. Thời gian chờ có thể là từ 3-5 phút (với bé 0-6 tuần tuổi), 5-7 phút (với bé 6-8 tuần tuổi). Nếu con chưa vào giấc được, mẹ lại vỗ về con nhưng lúc này nên để con nằm cũi. Các mẹ có thể nâng mức thời gian chờ lên nếu lần chờ đầu tiên không thành công.
Bước 5. Giúp con ngủ và trấn an 5s tại cũi
Các mẹ lưu ý hỗ trợ con không có nghĩa là bế con lên. Ngoài ra, các mẹ cần tập cho con ăn no, thiết lập một lịch sinh hoạt cố định phù hợp với từng giai đoạn, để con biết phân biệt ngày, đêm và vào giấc dễ dàng nhé.
Nuôi con mỗi người một quan điểm, không thể đánh đồng hay quy chụp, bắt buộc bố mẹ phải nuôi con theo một phương pháp nào. Mẹ hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp giúp con tự ngủ trên nếu có tính kiên trì và có thời gian, điều kiện nhé!