3 dấu hiệu con mắc chân tay miệng phải vào viện ngay

Khi con mắc chân tay miệng có 3 dấu hiệu này, mẹ cần cho con vào viện khám ngay. Chậm trễ, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng!

Nhà có con nhỏ nhất là nhóm mẫu giáo, mầm non càng phải CHÚ Ý: Số ca chân tay miệng đang tăng, đặc biệt sự trở lại của chủng EV71 với các triệu chứng nặng hơn, diễn biến nhanh hơn và được cho là chủng virus tay chân miệng gây độc thần kinh nghiêm trọng nhất! Đáng lo ngại là hiện nay EV71 chưa có thuốcc điều trị. Và khi trẻ bị thì không phải trẻ nào nhiễm virut cũng có biểu hiện của bệnh.

Trẻ mắc chân tay miệng điều trị tại viện Nhi TƯ (Ảnh từ viện Nhi TƯ)

Lo ngại là có đến 80% người lớn mắc TCM không có biểu hiện lâm sàng, lây cho con, cháu. Hơn nữa, ở các khu dân cư, khu ký túc xá công nghiệp, nhà trọ, mật độ dân số cao, sống chật chội, điều kiện vệ sinh kém, thiếu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, nếu đã bị thì càng dễ lây lan.

3 giấu hiệu khi con bị mắc chân tay miệng cần đi khám ngay

Trong quá trình theo dõi con bị tay chân miệng, quan trọng nhất là các em làm sao phát hiện cho được dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng. Có 3 dấu hiệu trở nặng:

MỘT LÀ: GIẬT MÌNH

Dấu hiệu quan trọng nhất và đầu tiên ở con là giật mình. Con giật mình xuất hiện khi con đang thiu thiu ngủ, con bắt đầu nhắm mắt nằm ngửa ra ngủ thì bắt đầu nảy mình lên, mở mắt nhìn trở lại, tiếp đó ngủ lại và tiếp tục giật mình. Nếu trong vòng 30 phút mà con giật mình 2 lần trở lên thì chắc chắn sẽ trở nặng, các em phải cho con đến viện ngay.

Phải để ý kỹ con vì khá khó phân biệt giật mình do CTM hay giật mình trong giấc ngủ bình thường.

Nắm rõ các dấu hiệu bất thường khi bị CTM cần cho vào viện ngay

HAI LÀ: QUẤY KHÓC

Ngoài ra, có 1 số trường hợp con sẽ quấy khóc liên tục, da nổi bông tím (kiểu giống vân sữa)  hoặc con  yếu tay, yếu chân. Đó là dấu hiệu con đã trở nặng, các em cần phải cho con đến viện ngay.

BA LÀ: SỐT

Dấu hiệu quan trọng thứ ba là khi con có dấu hiệu sốt trên 2 ngày và sốt cao (con sốt cao liên tục trên 38,5 độ C, dùng thuốc Paracetamol cũng không hạ) thì các e cần cho con đi khám ngày

Trường hợp con không có những dấu hiệu trên, các em cần bình tĩnh theo dõi con và làm đúng theo hdan của bsi. Không tự ý bôi, uống thuốc khi chưa có chỉ định

CTM là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Cách phòng bệnh hiệu quả và đơn giản là đảm bảo 3 sạch, bao gồm “ăn uống sạch”, “ở sạch”, “bàn tay và đồ chơi sạch” cho cả con, bố mẹ, người lớn và người chăm sóc con.

CHÚ Ý: trẻ đã mắc TCM vẫn có thể mắc lại ở chủng khác, nếu đề kháng kém, nguy hiểm nhất nếu gặp phải chủng virus EV71. Chẳng còn cách nào khác là phải luôn luôn tăng đề kháng cho con cả, các em ạ!

Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng đúng cách tại nhà

Để chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách, bạn cần lưu ý các điều sau:

Chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, ngủ nghỉ đúng cách… thì trẻ bị chân tay miệng có thể nhanh khỏe lại

  • Về dinh dưỡng: Đảm bảo trẻ uống đủ nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu. Tránh cho trẻ ăn uống thực phẩm có vị chua, cay nóng. Sử dụng thìa mềm khi cho trẻ ăn, không cho trẻ sử dụng núm vú nhựa.
  • Về thuốc điều trị: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ bị sốt, dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau; đảm bảo trẻ được uống đủ nước khi sốt cao; thường xuyên vệ sinh miệng của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn; đối với các vết thương ngoài da, bôi dung dịch sát khuẩn để tránh nhiễm trùng.
  • Cách ly và vệ sinh cá nhân: Cách ly trẻ bị tay chân miệng với các trẻ khác trong gia đình. Người lớn chăm sóc trẻ bị bệnh nên đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi tiếp xúc để hạn chế lây lan bệnh.
  • Giặt quần áo và tã lót của trẻ bị bệnh: Ngâm quần áo và tã lót của trẻ trong dung dịch sát khuẩn như cloramin B hoặc luộc nước sôi trước khi giặt bằng xà phòng.
  • Vật dụng cá nhân: Bình sữa, ly/cốc uống nước, chén/bát ăn cơm của trẻ nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.
  • Tắm rửa và vệ sinh: Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng cho trẻ hàng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.
  • Theo dõi tình trạng bệnh: Trong vòng 7 ngày kể từ khi trẻ mắc bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn, cha mẹ nên đưa trẻ tái khám hàng ngày để phát hiện sớm những triệu chứng bất thường.

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *