Kiến ba khoang vào mùa, làm sao để phòng tránh và xử lý kịp thời?

Mới đây, trường hợp một bé gái ở Hà Nội phải nhập viện vì kiến ba khoang đốt đã giấy lên một hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh. Đáng quan tâm, là bố mẹ đã xử lý sai cách khiến tình trạng con thêm trầm trọng. 

Trẻ bị tổn thương nặng vì kiến ba khoang

ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành – Hội Da liễu Việt Nam chia sẻ, cháu được đưa đến khám với tình trạng vùng nách trợt loét, nề đỏ và chảy dịch vàng. Cháu bị đau rát đến nỗi không ăn không ngủ được. 

Mẹ của bé chia sẻ, cách đó 5 ngày cả gia đình có về quê chơi. Tuy nhiên, sau khi ngủ dậy, nách của con tự nhiên xuất hiện vệt đỏ, có mụn nước và  mụn mủ.

“Con kêu đau rất nhiều và khóc, không dám giơ tay lên vì vùng da tổn thương rất nặng: trợt, nề đỏ, chảy dịch vàng”, người mẹ cho biết. 

Vùng nách bị tổn thương do kiến ba khoang cắn

Điều đáng tiếc là mẹ bé cứ nghĩ là bệnh đơn giản, nên đã tự ý mua thuốc acyclovir về cho trẻ uống và bôi. Bố mẹ còn tắm bằng lá cây cho trẻ khiến con càng bị tổn thương nhiễm khuẩn, vùng bị  lan rộng hơn, nguy cơ cao để lại vết thâm và sẹo vĩnh viễn.

Sau khi thăm khám, BS Thành chỉ định điều trị bệnh nhi theo phác đồ: Dùng các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ, kết hợp kháng sinh, kháng histamin tổng hợp, thuốc giảm đau, sau 2 ngày tình hình của trẻ đã cải thiện.

Số người bị kiến ba khoang cắn tăng đột biến

Theo các chuyên gia,  hàng năm, cứ đến mùa mưa, khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10, số người bị tổn thương do kiến ba khoang lại tăng đột biến.

“Từ đầu tháng 6 đến nay, chúng tôi đã tiếp nhận hàng chục bệnh nhân đến khám vì viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang. Trung bình mỗi ngày 5-7 ca, tăng đột biến so với những tháng trước”

Theo chuyên gia, độc tố trong kiến ba khoang rất mạnh. Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da), nếu được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà xát hay bị giết.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng kiến ba khoang có khả năng tấn công nhóm người gặp phải môi trường ẩm ướt và có nhiều kiến xung quanh, như người làm công việc ngoài trời, người sống ở các khu vực có cây cối nhiều. Việc tiếp xúc với kiến ba khoang có thể xảy ra khi người ta vô tình chạm vào tổ kiến hoặc bị kiến cắn.

Theo chuyên gia, độc tố trong kiến ba khoang rất mạnh. Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da)

Để tránh tổn thương do kiến ba khoang,  mọi người nên trang bị các biện pháp phòng ngừa như mặc áo dài, không để da tiếp xúc trực tiếp với kiến, sử dụng kem chống muỗi và kem chống côn trùng khi ra ngoài, đặc biệt là trong mùa mưa. Nếu bị cắn, người bị thương nên rửa sạch vùng da bị cắn bằng nước và xà phòng, sau đó áp dụng lạnh và nhanh chóng đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Việc tự ý mua thuốc và tự điều trị khi gặp tổn thương không nên được thực hiện. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người dân nên tìm đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị chính xác.

Vì thế, bố mẹ cần nâng cao nhận thức về tổn thương do kiến ba khoang và các biện pháp phòng ngừa. Việc thông tin và giáo dục cộng đồng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến kiến ba khoang trong thời gian mưa nhiều.

Bố mẹ cần làm gì để bảo vệ con khi kiến ba khoang vào mùa

Để tránh kiến ba khoang, người dân nên buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí (nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng…) khi thắp đèn, ngủ trong màn.

Bố mẹ lưu ý, vì trẻ con thường là đối tượng dễ gặp phải vì chưa biết cách chủ động phòng tránh

Bên cạnh đó, thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ, giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.

Điều quan trọng là không được để dịch tiết của kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể. Nếu nhìn thấy kiến khoang trên người thì không nên dùng tay không để đập, mà tốt nhất nên có tờ giấy để kiến khoang bò ra giấy sau đó lấy ra khỏi người.

Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, xà phòng, tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác. Sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *