Sai lầm khi bổ sung kẽm khiến trẻ mãi không lớn

Nhiều mẹ mắc phải sai lầm khi bổ sung kẽm cho trẻ, khiến trẻ không cải thiện được tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, lười ăn hay kém hấp thu. Bổ sung đúng cách cũng giúp trẻ tránh được những hê lụy của sức khỏe!

Bổ sung kẽm sai cách gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ

Mặc dù kẽm có rất nhiều tác dụng với cơ thể của trẻ, như: tăng cường hệ miễn dịch, cần thiết cho sự phát triển của não bộ, giúp điều hòa vị giác và cảm giác ngon miệng. Kẽm cũng là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phân chia tế bào, tạo tế bào máu, tái cấu trúc tim… Tuy nhiên, nếu sử dụng kẽm không đúng cách, sẽ phản tác dụng và tốn kém chi phí.

Bổ sung kẽm đúng cách cũng giúp trẻ tránh được những hê lụy của sức khỏe!

Trường hợp mẹ bổ sung kẽm sai cách cho con, có thể dẫn tới các tình trạng:

– Thiếu kẽm: Gây ra tình trạng biếng ăn, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, sụt cân, sức đề kháng yếu, hay ốm vặt…

– Thừa kẽm: Gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi, ớn lạnh, loét miệng, tức ngực, khó thở…

Để tránh những tình trạng trên, mẹ cần chú ý những sai lầm phổ biến dưới đây

4 sai lầm khi bổ sung kẽm cho trẻ

Không cần thiết phải bổ sung

Nhiều mẹ nghĩ không cần thiết phải bổ sung kẽm cho con, vì kẽm trong sữa, trong thực phẩm hàng ngày đã đủ như cầu. Thế thì mẹ phải nắm chắc nhu cầu kẽm của con trước đã:

– Đối với trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: 2 mg/ ngày.

– Đối với trẻ sơ sinh từ 7 đến 11 tháng tuổi: 3 mg/ ngày.

– Đối với trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: 3 mg/ ngày.

– Đối với trẻ em từ 4 đến 8 tuổi: 5 mg/ ngày.

– Đối với trẻ em từ 9 đến 13 tuổi: 8 mg/ ngày.

Nhu cầu lượng kẽm hàng ngày sẽ tăng theo độ tuổi. Từ 6 tháng tuổi, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của con. Trong khi, chưa kể con ăn dặm chưa thể ăn được những thực phẩm giàu kẽm. Mà ăn được chưa chắc đã hấp thu được 100%lượng kẽm. Vì thế bổ sung kẽm cho con từ tháng thứ 6 là rất cần thiết.

Với trẻ nào lười ăn, ăn được nhưng kém hấp thu chậm lên cân thì càng phải bổ sung.

Bổ sung không đúng liều lượng

Nhu cầu kẽm của trẻ phụ thuộc vào từng độ tuổi (như đã chia sẻ chi tiết ở trên), các độ tuổi khác nhau sẽ cần hàm lượng kẽm khác nhau. Các nhà sản xuất kẽm đều có kèm theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên nhiều cha mẹ không chú ý đến điều này dẫn đến bổ sung sai liều lượng cho con.

Bổ sung kẽm cho trẻ phải đúng liều lượng

Ngoài ra, bổ sung kẽm cho con phải đủ thời gian. Mỗi năm từ 2-3 đợt, mỗi đợt từ 45-60 ngày. Hoặc cứ khi nào con lười ăn là có thể chủ động bổ sung kẽm cho con.

Bổ sung kẽm cùng lúc với sắt, đồng và canxi

Sắt, đồng và canxi là những khoáng chất không được khuyến khích bổ sung cùng thời điểm với kẽm. Bởi nếu được bổ sung cùng lúc, những khoáng chất này không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng của từng loại mà còn gây hại cho sức khỏe.

Cụ thể, canxi sẽ làm giảm khả năng hấp thu kẽm của cơ thể bằng cách tăng sự bài tiết. Tương tự, khi bổ sung quá 25mg sắt/ ngày, tỷ lệ kẽm được hấp thu sẽ có xu hướng giảm. Do đó, sắt và kẽm nên được bổ sung cách nhau một khoảng thời gian ít nhất là 2 tiếng. Đồng thời, các chuyên gia cũng khuyến cáo kẽm nên được sử dụng trước khi bổ sung sắt.

Sắt, đồng và canxi là những khoáng chất không được khuyến khích bổ sung cùng thời điểm với kẽm.

Cũng như sắt và canxi, kẽm cũng không nên được sử dụng cùng lúc với đồng. Bởi kẽm sẽ tạo tác động gây cản trở sự hấp thụ đồng của cơ thể. Ngoài ra, sử dụng kẽm liều cao trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến cơ thể thiếu đồng. Trong khi đó, cơ thể thiếu hụt đồng lại chính là tác nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm.

Quên bổ sung kẽm cùng vitamin C

Khi cho con dùng kẽm, nên kết hợp với một số loại vitamin như C, A, B6 hoặc photpho. Bởi các khoáng chất này có tác dụng hiệu quả trong tăng cường khả năng hấp thu của cơ thể. Ngoài ra, sự kết hợp này còn giúp tăng sức đề kháng, chống gốc tự do và điều hoà các phản ứng trong cơ thể.

Nhiều mẹ mắc phải sai lầm khi bổ sung kẽm cho trẻ, khiến trẻ không cải thiện được tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, lười ăn hay kém hấp thu. Bổ sung đúng cách cũng giúp trẻ tránh được những hê lụy của sức khỏe!

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *