Con gào khóc ăn vạ, mẹ nhớ làm điều này để xoa dịu con

Con tự đút tay mình vào cánh cửa rồi gào khóc, muốn mẹ đến cứu

Con đang vui vẻ tự dưng ném đồ đạc trong nhà, rồi bắt mẹ phải nhặt cho

Rồi con tự nằm đè lên cái ô tô đồ chơi, giả vờ bị té ngã để gọi mẹ đến đỡ

Ăn vạ thường bắt đầu khi trẻ khoảng 18 tháng tuổi, độ tuổi mà trẻ bắt đầu hoạt động và nói nhiều hơn. Có rất nhiều ý kiến của các mẹ cho rằng: “Cứ cho ăn roi là lần sau sẽ sợ, đánhh thật đau một lần vào”. Có mẹ thì nói cứ bỏ mặc con khóc, chán thì thôi… 

Các mẹ biết không, nếu xử lý không khéo, các mẹ sẽ đẩy tình huống đi xa hơn, làm cho cơn ăn vạ của con càng kinh khủng. Bản thân các mẹ cũng bị căng thẳng dẫn đến những hành vi bạ0 lực không kiểm soát

Nếu xử lý không khéo, các mẹ sẽ đẩy tình huống đi xa hơn, làm cho cơn ăn vạ của con càng kinh khủng.

Thực tế trẻ ăn vạ là do có người bên. Cho dù các mẹ có dạy con tốt thế nào thì khi có người bênh vực con thì con vẫn luôn nghĩ con đúng và bạn sai nên sẽ có cớ để ăn vạ. Nếu rơi vào trường hợp như vậy, cách tốt nhất để con hết ăn vạ là trước tiên phải cách ly con với người hay bênh.

Vốn dĩ, con khóc lóc ăn vạ do chưa học được cách kiểm soát cảm xúc. Nhiệm vụ của chúng ta là tự kiểm soát cảm xúc của mình, và hướng dẫn con dần dần học cách kiểm soát của mình. Những bố mẹ nóng nảy, hoặc bản thân đang mất bình tĩnh, lo lắng, rối loạn thì không bao giờ giúp gì được con trong lúc này hết. 

VẬY THÌ LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẤM DỨT CƠN ĂN VẠ CỦA CON

Khi thấy con khóc lóc ăn vạ, các mẹ quan sát xem con có đang bị đau, đang an toàn hay không.

Chẳng hạn mẹ con giả vờ cho tay vào cửa và gọi mẹ đến cứu. Các mẹ có thể quan sát tay con có đang gặp nguy hiểm hay không. Nếu không phải, các mẹ nhẹ nhàng hỏi:

  • “Tại sao tay con lại kẹp vào đây thế này”
  • “Con tự rút tay ra đi, mẹ nghĩ sẽ không sao đâu?”

Nếu con vẫn khóc và muốn mẹ cầm tay con rút ra. Mẹ sẽ nhẹ nhàng rút tay con ra và bảo: “Mẹ thấy tay con không bị đau, nên mẹ chỉ giúp đỡ con lần này thôi nhé”. 

Nếu con đang khóc, các mẹ không nên giải thích, nói lý lẽ với con lúc này vì não bộ của con lúc này tập trung hoàn toàn vào cơn giận, không đủ tỉnh táo để tiếp nhận những gì người khác nói. Đôi khi khóc lóc là một cách giúp con giải tỏa cảm xúc.

Bác thấy, nhiều bố mẹ vì sốt ruột với tiếng khóc của con mà yêu cầu/dỗ con “nín ngay”, nhưng kết quả nhận lại là bé càng khóc to. Vì thế, đôi khi cách tốt nhất là các mẹ yên lặng ở bên cạnh con, để con yên tâm. Nhưng lúc này cố gắng đừng nhìn vào mắt con, đừng vội chạm vào khi con vẫn đang gào khóc, hãy tập trung vào việc mà các mẹ đang làm.

Cơn cáu giận nào rồi cũng sẽ qua đi, nhưng sẽ để lại những bài học lớn cho con về hành vi và cảm xúc.

Khi cơn khóc lóc, cáu giận của con qua đi. Hãy nhẹ nhàng đến và bắt đầu hỏi chuyện. Hãy khuyến khích con gọi tên cảm xúc. Ví dụ bạn hãy đặt câu hỏi: 

  • “Có phải con muốn mẹ chơi cùng con nên con cố tình nhét tay vào cánh cửa hay không”. 
  • “Có phải con cảm thấy tức giận khi mẹ không để ý đến con hay không?”

Khi con bình tĩnh chia sẻ, mẹ có thể nói chuyện nhẹ nhàng với con là: 

  • “Mẹ xin lỗi vì không biết mong muốn của con” 
  • “Nếu con muốn mẹ chơi cùng con, con chỉ cần gọi mẹ là được. Hoặc khi nào mẹ rảnh mẹ sẽ chơi cùng con, hoặc con phải chờ đến khi mẹ xong việc nhé” và sau đó ôm ấp, vỗ về con.

Các mẹ ạ, chung quy lại việc trẻ em gào khóc, mè nheo, ăn vạ là những biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển của bé và hầu như bé nào cũng phải trải qua nhiều lần. Điều quan trọng nhất là các mẹ cần biết cách xử lý với các cơn giận của con một cách hợp lý, với tất cả sự kiên nhẫn và bao dung.

Cơn cáu giận nào rồi cũng sẽ qua đi, nhưng sẽ để lại những bài học lớn cho con về hành vi và cảm xúc. Trẻ gào khóc ăn vạ không có đứa trẻ nào hư, chỉ có những đứa trẻ chưa được bố mẹ dạy để hiểu về cảm xúc và biết cách kiểm soát cảm xúc của mình mà thôi.

Còn mẹ, trẻ gào khóc ăn vạ mẹ nhớ nhất cơn ăn vạ nào của con?

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *