TRỊ HO CHO BÉ MÀ KHÔNG CẦN DÙNG KHÁNG SINH

TRỊ HO CHO BÉ MÀ KHÔNG CẦN DÙNG KHÁNG SINH

“Con cứ khò khè cái là lại cho bé uống ngay kháng sinh vào để phòng trước,chỉ sợ không uống con ho nặng thêm lại viêm phổi. Mỗi lần con Ho nhẹ cũng ra hiệu thuốc kể bệnh kê thuốc để rồi con bị nhờn thuốc, sau này con có bị nặng lên lại phải dùng tới kháng sinh loại nặng, nghe có xót xa không các bạn?

Các bạn có biết “ thuốc có 3 phần độ.c, càng uống càng tích độc”, hơn nữa “kháng sinh chứ có phải thần dược đâu” mà cứ uống là khỏi. Vì vậy khi sử dụng kháng sinh cho con thì phải cực kỳ cẩn thận và chỉ uống theo chỉ định của bác sĩ, chứ không phải ra đại một hiệu thuốc để “kể bệnh kê thuốc”.

Lại còn chưa kể đến quan niệm sai lầm ho sẽ viêm phổi. Thực ra h0 chỉ là triệu chứng, không phải bệnh. Viêm phổi, viêm họng,… mới gây ra h0 chứ không phải ngược lại như các mẹ vẫn lầm tưởng.

Vậy khi chưa biết con bị ho do đâu mà không uống kháng sinh thì làm gì cho con đỡ ho, chứ con ho em xót hết cả ruột, ho suốt ngày, ho nôn cả cơm cháo, đang ngủ ho lại tỉnh giấc khóc?

Các mẹ lưu ngay những phương pháp dân gian hiệu quả này nhé!

1. Trị ho bằng rau diếp cá

Rau diếp cá được biết đến là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị h0 rất hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Trị ho bằng rau diếp cá

Mẹ dùng 1 nắm lá diếp cá rửa sạch cho vào giã nhuyễn rồi trộn với 1 bát nước vo gạo. Đun sôi nhỏ lửa khoảng 20p cho diếp cá nhừ nát. Sau đó để nguội lọc lấy nước cho bé uống. Mẹ cho bé uống từ 2-3 lần mỗi ngày. Bé ho nhiều đờm nặng hơn có thể cho bé uống 4-5 lần mỗi ngày, mỗi lần 2-3 thìa cafe

Lưu ý:

+ Trong thời gian bé uống rau diếp cá, mẹ có thể thấy bé đi ngoài hơi nát. Đó là điều bình thường vì lúc đó cơ thể bé thảo ra 1 số chất bẩn đờm. Nếu trong vài ngày bé vẫn đi ngoài lỏng có thể thêm nước vo gạo hoặc tăng độ đặc của nước vo gạo bé sẽ đi ngoài bình thường.

+ Mẹ lên hạn chế cho bé ăn các đồ tanh như tôm, cua, thịt gà. Nên xay nhuyễn thức ăn để bé dễ nuốt, dễ tiêu hơn. Bổ sung thêm cho bé men vi sinh để bé dễ hấp thụ và tiêu hoá.

2. Tắm nước gừng hoặc ngâm chân nước gừng.

Lấy 1 củ gừng rửa sạch giã nát cho vào nồi đun sôi rồi pha vào nước tắm cho bé. Cho bé ngậm 1 lúc. Nhất là lưng và ngực. Hoặc để cho bé ngồi ngâm chân vào nước gừng. Dù bé có uống thuốc gì khi bé bị ho có đờm, mẹ cho bé tắm, ngâm nước gừng.Sau 1 tuần là hết khò khè.

3. Xoa tinh dầu.

Xoa tinh dầu

Khi bé có biểu hiện sổ mũi, hắt hơi khò khè hay ho. Mẹ có thể dùng 1 vài giọt tinh dầu như dầu sả, tinh dầu tràm, dầu bạc hà.. vào lòng bàn chân cho bé, day day lòng bàn chân chừng 1p mỗi bên sau đó đeo tất vớ vào cho bé. Sau đó xoa ngực, xoa bụng, xoa lưng ở hai buồng phổi. Xoa phần giữa hai bả vai ở tư thế nằm hoặc ngồi đầu hơi dốc.

Chú ý: làm nhịp nhàng liên tục. Tiến hành lúc trẻ đói, tốt nhất là vào buổi sáng mới ngủ dậy chưa ăn gì.

4. Quất xanh hấp mật ong

Quất xanh hấp mật ong

– Quất có vị chua, hơi ngọt, mùi thơm… các tác dụng chỉ khát , giảm ho. Quất dùng làm thuốc chữa h0, làm nước giải khát giúp tiêu hoá.

– Lấy 2-3 quả quất, rửa sạch. Cắt ngang để nguyên cả vỏ và hạt. Trộn với mật ong hoặc đường phèn rồi ngâm cách thuỷ 30p đến khi quất chín. Để nguội cho bé uống nhiều lần trong ngày.

Lưu ý:Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên dùng vì mật ong chứa mật hoa có thể gây dị ứng.

5. Mật ong

Mật ong

Mật ong nguyên chất cho vào tí nước mang đi hấp cách thủy cũng được xem là loại thuốc trị h0 hiệu quả. Chỉ cần cho trẻ uống mỗi lần một muỗng cà phê mật ong, ngày dùng 3 – 4 lần.

Lưu ý, không cho trẻ uống trực tiếp mật ong, nên chọn mật ong có nguồn gốc rõ ràng. Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên dùng vì mật ong chứa mật hoa có thể gây dị ứng.

6. Tỏi ngâm hoặc tỏi hấp ( cho trẻ từ 9-10 tháng).

Tỏi ngâm hoặc tỏi hấp

Tỏi 4-5 nhánh, bỏ vỏ , đập dập cho vào ngâm. Đổ khoảng 100ml nước sôi ngâm qua đêm. Hôm sau lấy ra cho bé uống mỗi ngày 3 lần sau bữa ăn. Có thể thêm 1 chút đường cho dễ uống giảm tính kích thích của tỏi.

7. Chanh đào ngâm mật ong

Chanh đào ngâm mật ong

1kg chanh đào rửa sạch rồi ngâm trong nước đun sôi để nguội, cùng với một ít muối trong vòng 30p. Sau đó vớt chang để ráo nước, cắt thành những lát nhỏ không bỏ vỏ và hạt. Lấy 0,5 đường phèn giã nhuyễn. Chuẩn bị 1 bình thuỷ tinh sạch cho lần lượt 1 lớp đường phèn, 1 lớp chanh cho đến hết. Cho mật ong vào sau cùng.

Lưu ý: Chanh đào ngâm 3 tháng có thể dùng được. Với trẻ 2-5 tuổi dùng 1/2 muỗng cà phê. Với trẻ 6-12 tháng tuổi mỗi lần 1 muỗng. Cho bé uống 2-4 lần mỗi ngày tốt nhất vào buổi sáng khi ngủ dậy và vài lần trong ngày. Với trẻ chưa đủ 12 tháng mẹ lưu ý không dùng mật ong để chữa h0 cho trẻ.

8. Lá húng chanh.

Lá húng chanh

Lá húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm có tác dụng trị viêm họng, trừ đờm và trị ho cho trẻ rất hiệu quả

Giã dập 5-10 lá. Sau đó trộn với 2 thìa cafe nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần

9. Lê với mật ong

-Cách chữa ho với mật ong là sự kết hợp rất hài hoà, tạo ra một hỗn hợp trị h0, giảm đau họng, khản tiếng, ngoài ra còn bổ sung cho cơ thể một dưỡng chất rất hiệu quả.

Cách làm hỗn hợp chữa ho bằng quả lê và mật ong rất đơn giản, các mẹ chỉ cần chọn mua lấy 1,3kg đến 1,5kg quả lê tươi, chín mọng, sau đó tiến hành rửa sạch, gọt vỏ, bỏ lõi và hạt. Sau đó cho toàn bộ số lê vào nồi ninh nhừ.

-Sau khi lê đã được ninh nhừ ra thì các bạn cho mật ong vào với liều lượng vừa đủ dùng, sau đó trộn đều và đánh nhuyễn. Với hỗn hợp chữa h0 bằng quả lê và mật ong này có thể cho vào lọ thủy tinh, bảo quản để ăn dần. Với sự kết hợp giữa quả lê và mật ong có tác dụng chữa ho rất hiệu quả và tác dụng rất nhanh.

-Lê các mẹ cũng có thể xay sinh tố, ép nước để lấy phần nước cốt của quả lê. Khi trẻ bị ho các mẹ chỉ cần cho bé uống từ 4-5 lần. Mỗi lần từ 4-5 thìa cafe.

Lưu ý:Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên dùng vì mật ong chứa mật hoa có thể gây dị ứng.

-Nước cốt lê ngoài việc chữa ho còn có tác dụng tốt trong việc giảm đau họng, chữa h0 khản tiếng và khô miệng. Các mẹ có thể tham khảo kết hợp các thành phần trên giúp giải cảm, giảm ho, tiêu đờm, tăng cường đề kháng cho trẻ.

Thời tiết giao mùa, nên việc con húng hắng, khò khè là khó tránh khỏi. Thay vì sử dụng kháng sinh mẹ nên thủ sẵn những bài thuốc ở trên để đề phòng nhé. Tuy nhiên nếu bé có những biểu hiện như thở nhanh , sốt cao từ 3-5 ngày, ói nhiều,… thì bố mẹ cần đưa con đi khám để được điều trị kịp thời bố mẹ nhé!

Xem thêm: Viêm Phế Quản- Mẹ đừng chủ quan

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *