THIẾU SẮT LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN CON TRẦM CẢM, KÉM THÔNG MINH

Các bạn thường nghĩ đến đủ thứ, ăn đạm, tinh bột,… để con to ra, uống canxi để con cao lớn, DHA để con thông minh, nhưng sắt là một trong những yếu tố cơ bản để con phát triển trí não và cơ thể bình thường thì lại ít người nghĩ đến. Vậy thiếu sắt sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con? 

“Bình thường thấy con hay lơ mơ buồn ngủ mình cũng chẳng để ý. Nhưng dạo này tự nhiên thấy con động tý là la hét cáu gắt, sợ con có vấn đề gì tâm lý vì xem trên ti vi thấy mấy đứa trẻ con bị trầm cảm với tự kỷ nhiều lắm. Đưa con đi khám mình mới ngã ngửa ra con bị như vậy là do… thiếu sắt” 

Đừng để con trầm cảm kém thông minh chỉ vì thiếu sắt
Đừng để con trầm cảm kém thông minh chỉ vì thiếu sắt

1. Thiếu sắt ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bé

– Mặc dù không có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ giữa thiếu sắt và giảm chỉ số IQ. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thiếu vi chất này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé ( hoa mắt chóng mặt, khó thở khi chạy nhảy, vận động mạnh, sút cân, rối loạn tiêu hóa, lách to nhẹ, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng,…) Mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thần kinh và hành vi của bé kể cả khi đã được điều trị.

– Nghiên cứu mới cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên bị thiếu máu thiếu sắt (IDA) thuộc nhóm nguy cơ đang gia tăng của rối loạn tâm thần, bao gồm rối loạn trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo lắng, tự kỷ. Không phải tự nhiên mà các bác sĩ tâm thần cần kiểm tra mức sắt ở những trẻ và thanh thiếu niên bị rối loạn tâm thần.

– Học dốt… do thiếu sắt. Câu cửa miệng khi nhắc con cái của nhiều bố mẹ là “học đi”, mà không ngờ được con lười học, học dốt cũng là do thiếu sắt. Trẻ hay mệt mỏi, tiếp thu bài chậm và kém tập trung, học rất lâu nhớ mà lại chóng quên. Vì thiếu máu do thiếu sắt dẫn đến hàm lượng Hb giảm, khả năng vận chuyển oxy cung cấp cho cơ quan cũng hạn chế, não thiếu oxy, trẻ thậm chí có thể ngủ gật trong giờ học, đầu óc lơ mơ không thể chú ý đến bài giảng.

2. Những biểu hiện của việc thiếu sắt

Dấu hiệu có thể quan sát thấy: Mệt mỏi, yếu người, da tái hoặc phớt vàng, đặc biệt là da, môi và móng nhợt, nhịp tim bất thường, thở dốc, chóng mặt hoặc choáng váng, đau ngực, bàn tay, bàn chân lạnh, đau đầu, mất khả năng tập trung,…

Đối với các mẹ trong thai kỳ thì những biểu hiện này tương đối giống những biểu hiện mang thai, vì vậy cách tốt nhất nên thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện thiếu máu trong thời gian mang thai.

3. Nhu cầu sắt ở trẻ

Bổ sung sắt quan thực phẩm hàng ngày làm giảm nguy cơ thiếu sắt
Bổ sung sắt quan thực phẩm hàng ngày làm giảm nguy cơ thiếu sắt

WHO khuyến nghị các tổ chức y tế công cộng nên chú trọng bổ sung sắt cho trẻ 5 tuổi trở xuống (độ tuổi mẫu giáo). Đặc biệt là những bé sống ở những nơi có tỷ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cao hơn 40%, để tăng nồng độ hemoglobin và cải thiện tình trạng tình trạng thiếu sắt, thiếu máu.

Theo khuyến cáo của Who phụ nữ chuẩn bị có thai và trong thai kỳ nên uống 60mg sắt nguyên tố và 0.4mg acid folic để phòng ngừa thiếu máu thiết sắt trong và sau thai kỳ”. Uống sắt thì uống cùng vitamin C để hấp thụ tối đa.

Điều thú vị nữa là sắt và chất dinh dưỡng sẽ truyền cho bé trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhiều nhất vào tháng cuối cùng (tuần 37-40).

• Trẻ em sinh đủ 40 tuần thì trong 6 tháng đầu đời không cần bổ sung sắt dù sữa mẹ rất ít sắt vì con đã có dự trữ.

• Trẻ sinh từ 37-40 tuần NÊN LƯU Ý vấn đề thiếu máu thiếu sắt khi bé từ 4-6 tháng tuổi (nên xét nghiệm kiểm tra trước khi quyết định bổ sung).

• Trẻ sinh non tháng trước 37 tuần hoặc cân nặng lúc sinh < 2.5kg thì thường mình sẽ bổ sung sắt liều sinh lý từ bé luôn để tránh nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.

• Trẻ 4- 12 tháng tuổi: 1mg/kg/ngày, tối đa 11 mg/ngày.

• Trẻ 1 – 3 tuổi: 1 mg/kg/ngày, tối đa 15 mg/ngày. 

4. Nên bổ sung sắt trong bao lâu

Nếu con đang uống sữa công thức có tăng cường sắt, có thể con đã nhận được đủ lượng sắt mà cơ thể cần. Trong trường đang cho con bú hoàn toàn, Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về việc bổ sung sắt. Một số khuyến nghị về thời gian bổ sung sắt các bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Trẻ đủ tháng

Bắt đầu bổ sung sắt khi trẻ được 4 tháng tuổi, cho đến khi bé ăn nhiều hơn 2 khẩu phần mỗi ngày với các loại thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như ngũ cốc tăng cường hoặc thịt xay nhuyễn. Nếu bạn cho con bú và bé cũng uống thêm sữa tăng cường chất sắt như nguồn dinh dưỡng chủ yếu, thì không cần dùng thực phẩm bổ sung.

  • Trẻ sinh non

Bắt đầu bổ sung sắt khi trẻ được 2 tuần tuổi cho đến giai đoạn ăn dặm lúc 1 tuổi. Nếu bạn vẫn cho con bú trong thời gian này và bé cũng uống thêm sữa tăng cường chất sắt như nguồn dinh dưỡng chính.

Với những bé được chẩn đoán thiếu sắt thì phải bổ sung theo ý kiến chuyên gia. Tuyệt đối không tự bổ sung sắt cho bé nhé!

Với vai trò quan trọng như vậy, việc bổ sung sắt là vô cùng cần thiết cho cả mẹ và bé. Mẹ hãy liên hệ theo số hotline 096 3101 255 cho trung tâm biết tháng tuổi, cân nặng, chiều cao và tình trạng thiếu sắt ( nếu có) để Zeambi hỗ trợ cách bổ sung sắt cho mẹ và bé nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn đánh giá tăng trưởng cho trẻ

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *