SỐT CO GIẬT- Bố mẹ hãy thật bình tĩnh khi xử lý cho con!
Có lẽ ai có con từng sốt co giật hoặc có cơ địa sốt co giật mới hiểu được nó ám ảnh và lo sợ như thế nào.
Tương truyền rằng cứ sốt cao là sẽ co giật. Nhưng như thế nào là sốt cao? Có những bé mới 38,5 độ đã giật thì sao? Lại có bé đến 40 độ mới giật thì như nào?

Liệu bố mẹ đã hiểu rõ về việc co giật khi con bị sốt?
Thực ra bé từ 6 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi là độ tuổi hay bị sốt co giật nhất. Dưới 6 tháng và trên 6 tuổi thì có thể liên quan đến các vấn đề bệnh lý khác. Tỷ lệ sốt co giật chỉ khoảng 3 – 5% ở em bé khỏe mạnh bình thường. Không kể đến trường hợp những trẻ có bệnh liên quan đến hệ thần kinh như động kinh do biến chứng hoặc di truyền từ gia đình.
Và thường thì các bé đã bị sốt co giật thì có 30% sẽ tái lại. Do đó bố mẹ cần phải luôn tỉnh táo để nhận biết tình trạng co giật ở con.
SỐT CO GIẬT LÀNH TÍNH:
Những trường hợp co giật được coi là lành tính không để lại di chứng phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện sau:
– Trẻ bị co giật từ 6 tháng – 6 tuổi
– Cơn sốt đó cao trên 38,5 độ
– 1 ngày chỉ co giật 1 cơn
– Cơn co giật không kéo dài quá 1 phút
– Sau khi co giật trẻ trở lại bình thường hoàn toàn
– Không có bất kỳ tiền sử nào do ngã đập đầu xuống đất, viêm màng não, thần kinh hay có người nhà có tiền sử bệnh động kinh, thần kinh, co giật…
Chỉ cần không đáp ứng 1 trong các nguyên nhân trên là ngay lập tức bố mẹ cần cho con đi bệnh viện.
Ví dụ:
– Trẻ dưới 6 tháng co giật thì đi viện
– Trên 6 tuổi co giật thì đi viện
– Co giật 2 cơn 1 ngày thì đi viện
– Trẻ co giật kéo dài trên 10 phút lập tức đi viện ngay
– Sau co giật 30 phút trẻ không trở lại bình thường, đi viện ngay liền luôn và lập tức
– Trẻ co giật sau khi ngã đập đầu xuống đất – Cấp cứu gấp, càng nhanh càng tốt.
CÁCH XỬ LÝ NGAY TẠI NHÀ
– Bình tĩnh, phải thật bình tĩnh. Sự bình tĩnh của bố mẹ sẽ giúp cho các bước xử lý sau chính xác hơn. Không xúm lại quá gần tránh hít hết oxy của con. Hãy đảm bảo cho con không khí thoáng đãng.

-Dùng khăn mềm đặt vào miệng để tránh trẻ cắn vào lưỡi gây nguy hiểm.
– Nới lỏng quần áo cho trẻ thoải mái và đặt trẻ nằm nghiêng bên phải.
– Sau khi hết co giật nếu bé vẫn sốt mà trước đó từ 4 – 6 tiếng chưa uống hạ sốt thì cho bé dùng Paracetamol với liều 15mg/kh cân nặng/lần. Dùng viên thụt hậu môn sẽ dễ dàng hơn vì khi trẻ ốm sốt việc đút thuốc khó khăn, bé có thể nôn trớ do không thích uống thuốc khiến liều dùng không đảm bảo.
– Nếu con đã có tiền sử co giật nhiều lần thì trong nhà luôn phải có sẵn viên an thần Diazepam hoặc Phenobarbital. Hai loại thuốc này cần phải có sự hướng dẫn chặt chẽ từ bác sĩ khi sử dụng.
Hãy nhớ rằng bố mẹ là những bác sĩ đầu tiên tiếp xúc với con và nắm rõ tình trạng của con nhất. Nên hãy bình tĩnh xử lý, luôn tỉnh táo khi trẻ bị co giật tránh các di chứng đáng tiếc xảy ra.
Xem thêm: THIẾU SẮT LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN CON TRẦM CẢM, KÉM THÔNG MINH