Khi nào nên cho bé ăn dặm để con không biếng ăn, tiêu hóa tốt và tăng cân đều. Mẹ đang chuẩn bị cho con ăn dặm có thể đọc những lưu ý dưới đây, để việc ăn uống của con là hành trình vui vẻ, hạnh phúc.
Khi nào nên cho bé ăn dặm? Có nên cho trẻ ăn dặm sớm?
Cho bé ăn dặm sớm có sao không?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được 5,5 đến 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này mới phát triển gần như hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa của mẹ.
Trước 5,5m tháng tuổi, cơ thể của trẻ chưa sản xuất ra nhiều men amylase để tiêu hóa chất bột. Do vậy, nếu cho bé ăn dặm trước 5,5m tháng dễ khiến bé dễ chán sữa mẹ, dẫn tới cữ bú và lượng sữa bé bú giảm đi. Lâu dài, sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng từ sữa mẹ.

Trong khi, hệ tiêu hóa của trẻ trong những tháng đầu đời còn rất non yếu. Nếu mẹ cho ăn dặm quá sớm con sẽ không thể tiêu hóa được thức ăn dẫn đến những tác hại như: nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn và chậm tăng cân.
Do không tiêu hóa hết được thức ăn, cơ thể không đủ dinh dưỡng sẽ khiến bé giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển. Mặt khác, bé dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện, nhất là những bé có cơ địa nhạy cảm.
Giai đoạn đầu mẹ có thể thấy con hứng khởi, nhưng hệ lụy về sau là càng chán ăn. Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm? Điều kiện đủ là mẹ xem xét bé đã có thể ăn dặm là biết ngồi thẳng lưng và giữ được cổ của mình không “gật gù”. Lúc này mẹ mới nên bắt đầu cho bé ăn dặm.
Trường hợp nếu, nếu cho bé ăn dặm muộn sau 6 tháng tuổi, trẻ sẽ có nguy cơ chững cân, tôc độ tăng trưởng chậm. Bởi vì thời gian này bé cần đa dạng thực phẩm để đáp ứng nhu cầu phát triển. Trong khi sữa mẹ sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ giai đoạn này.
Khi nào nên cho bé ăn dặm, mẹ phải tuân thủ các nguyên tắc này
Ngoài quan tâm việc khi nào nên cho bé ăn dặm, mẹ còn phải tuân thủ các nguyên tắc khi cho con ăn dặm, để con không biếng ăn sau này.
Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), muốn cho trẻ ăn dặm đúng cách, mẹ cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
Không nên cho trẻ ăn dặm sớm
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bé nên được cho ăn dặm từ khi được 5,5m đến 6m, vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé lúc này mới phát triển khá ổn định để có thể hấp thụ những thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
Nếu mẹ cho bé ăn dặm sớm khoảng trước 4 tháng tuổi, thì mẹ có thể bị giảm lượng sữa, vì bé bú ít đi. Con bú ít sữa mẹ có thể ảnh hưởng tới sức đề kháng của con, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh đến tốc độ phát triển về trí não và thể chất.

Trẻ ăn sớm, cha mẹ lại có thói quen bồi bổ quá mức, mong con ăn hơn nhu cầu của con. Kết quả, không ít bé bị béo phì, thừa cân, nhưng lại vẫn thiếu chất. Những trẻ này thuộc nhóm trẻ duy dinh dưỡng ở thể thừa cân, béo phì. Bố mẹ nên chú ý.
Không chỉ vậy, việc cho ăn dặm quá sớm cũng khiến bé dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là những bé có cơ địa nhạy cảm. Thận và dạ dày của bé có nguy cơ bị tổn thương do phải hoạt động quá tải, trong khi lại chưa phát triển hoàn thiện
Dưới 1 tuổi không nêm gia vị
Trẻ dưới 1 tuổi đang trong giai đoạn phát triển đầy đủ và hoàn thiện các bộ phận, trong đó có thận. Nếu mẹ nêm gia vị vào các món ăn dặm, thận của trẻ do làm việc quá tải, có thể sẽ bị tổn thương và yếu đi,
Mẹ nên cho con ăn thức ăn từ lỏng đến đặc
Tương tự dạ dày trẻ từ lúc mới sinh chỉ quen hấp thụ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đều là đồ uống ở dạng lỏng. Vì thế, khi bắt đầu ăn dặm, nếu mẹ cho bé ăn đặc ngay sẽ khiến bé không kịp thích nghi. Cách tốt nhất là cho bé ăn lỏng trước sau đó tăng dần độ đặc. Cụ thể:
- Bé 5,5 – 6 tháng: Cho bé ăn cháo loãng với củ quả xay nhuyễn, rây mịn, tỷ lệ 1 gạo, 10 nước
- Bé 7 – 9 tháng: Mẹ cho ăn cháo đặc, có thể lợn cợn hơn,thêm thịt cá và rau củ cắt nhỏ
- Bé 10 – 12 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu ăn cơm nát với thịt cá, rau củ cắt nhỏ
- Bé >1 tuổi: Ăn với chế độ ăn cùng gia đình, nhưng ăn nhạt hơn càng tốt
Bữa ăn không kéo dài quá 30 phút
Có những nhà để con ăn cả 1 tiếng, 2 tiếng đồng hồ mới hết bát cơm. Để tạo thói quen tốt nhất cho trẻ, mẹ nên chon con ăn không nên quá 30’ và mẹ chỉ nên mời bé ăn 1 món 3 lần. Hết thời hạn này mẹ nên cất đồ đi và để bé ăn vào bữa sau (Có thể nên bỏ cả bữa phụ vì bữa phụ đều là đồ ngọt, hoa quả nhiều đường. Nhiều mẹ thấy con không ăn bữa chính lại cho con ăn bữa phụ tăng lên, rồi bé no rồi lại bỏ bữa chính. Như thế chỉ tạo cho con thói quen xấu và biếng ăn mà thôi.
Cho trẻ ăn dặm ăn từ ít rồi đến nhiều
Nhiều mẹ muốn con tăng cân nhanh, mau lớn nên lúc nào cũng mong cho bé ăn dặm càng nhiều càng tốt. Đáng tiếc, đây là điều hoàn toàn sai lầm. Mỗi đứa trẻ cần được ăn 1 cách khoa học hợp lý. Nhất là phải ăn từ ít đến nhiều để giúp cho bộ máy tiêu hóa còn non nớt của con không bị quá tải. Và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng hiệu quả hơn.
Cụ thể, lúc đầu mẹ có thể cho bé làm quen bằng 1 đến 2 thìa bột loãng, sau đó tăng lên 1/3 bát nhỏ, rồi đến ½ bát… Cứ tăng dần lượng ăn như vậy, sẽ giúp bé có thời gian thích nghi cũng như hấp thụ tốt nhất.
Không nên ép trẻ ăn
Để ăn dặm trở nên nhàn nhã hơn, thì không nên ép con ăn. Đây là nguyên tắc ăn dặm đúng cách mà mẹ cần lưu ý. Khi mới làm quen một thực phẩm mới, nếu bé đã không thích ăn, mẹ không nên ép bé ăn. Lúc này, mẹ có thể cho bé bú nhiều hơn và tập ăn lại sau.
Việc bị ép ăn sẽ khiến bé hình thành tâm lý sợ ăn, biếng ăn. Làm bé sợ hãi việc ăn dặm. Khi nào nên cho bé ăn dặm thì mẹ cũng cần tuân thủ nguyên tắc này nhé.

Xem thêm: Vì sao không nên ép con ăn
Không ti vi, điện thoại khi ăn
Cho trẻ nghịch đồ chơi và xem Tivi khi đang ăn có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ. Trẻ có thể ăn nhiều hơn, nhưng lại không biết mình đang ăn.
Lúc này, trẻ chỉ tiếp nhận thức ăn một cách thụ động. Dẫn đến hệ tiêu hóa sẽ không tiết enzym để giúp trẻ ăn ngon. Vì quá tập trung vào thứ khác ngoài bữa ăn, nên bé không hề cảm nhận được mùi, được vị.
Khi ăn ngồi bàn ăn, không ăn rong
Thay vì để bé ăn rong, ăn bế như cách các bà chiều cháu. Mẹ nên tập cho bé dùng ghế tập ăn dặm ngay từ đầu. Việc này giúp thiết lập thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh. Cho bé ngồi vào ghế ăn dặm cùng cả gia đình và để đồ ăn trước mặt bé. Cho bé thoải mái được lựa chọn và ăn món mình thích.

Không quát mắng, dọa nạt con lúc ăn
Khi nào nên cho bé ăn dặm mẹ cũng cần quan tâm đến tinh thần của bữa ăn.Nhiều mẹ có thói quen quát mắng, dọa nạt con để làm con ăn. “Có há mồm ra không thì bảo!”, “Nuốt nhanh không cô kia cô ý bắt bây giờ” hay “Con nuốt hết rồi à, giỏi quá”…. Tất cả những hành động này càng khiến trẻ không muốn ăn. Lâu dần, bé sẽ sợ ăn. Tốt nhất là cho con tự nguyện, ăn hay không là do con quyết định.
Các bữa ăn không quá sát nhau
Các bé ăn dặm cần mất khoảng 4 – 5 tiếng, để tiêu hóa hết bữa chính. Vì thế, mẹ cần sắp xếp khoảng cách giữa các bữa chính và bữa phụ hợp lí. Các bữa phụ có thể ăn sau bữa chính khoảng 2 tiếng.
VD: Nếu mẹ cho bé ăn cháo từ 6h sáng, 8h ăn sữa chua, thì đến 10h-11h ăn bữa cháo tiếp theo
Khi nào nên cho bé ăn dặm: Không cho con ăn vặt
Nếu mẹ cho con ăn vặt uá nhiều, sẽ khiến con lửng bụng. Đến bữa chính con lại không muốn ăn nữa. Chưa kể, các món ăn vặt thường khong tốt cho sức khỏe.
Chẳng hạn, bánh kẹo, snack, khoai tây chiên… Những món ăn này nhiều chất tạo ngọt, đường hóa học. Lại nhiều dầu mỡ và chất bột, sẽ gây hại đến sức khỏe của con. Ăn nhiều sẽ gây sâu răng, rối loạn tiêu hóa, táo bón, béo phì, loãng xương và nguy cơ sớm mắc bệnh về tim mạch.
Giai đoạn trẻ ăn dặm là những bữa ăn đầu đời. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng để giúp trẻ làm quen với nhiều loại thức ăn mới. Mẹ cho trẻ ăn sai cấu trúc từ đầu, trẻ sẽ có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, khó hấp thu…
Khi nào nên cho bé ăn dặm, mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm giúp con ăn ngon, hấp thu tốt và bớt biếng ăn. Hơn nữa, các loại vitamin này sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giúp chuyển quá thức ăn tốt hơn. Từ đó, con sẽ tăng cân đều, không bị rối loạn tiêu hóa trong thời gian ăn dặm.