Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị ho

Chăm sóc trẻ bị ho như thế nào? Mùa này hết dịch rồi đến giao mùa, trời chuyển lạnh, các con còn nhỏ quá thì hệ đề kháng cũng yếu nữa thì sao con có đủ sức chống chọi lại các mầm bệnh được. Vì vậy mà nhiều bé bắt đầu có dấu hiệu khò khè, húng hắng ho,… Thế là tình hình hiệu thuốc mấy ngày nay:“Con em ho khù khụ uống gì cho đỡ?”“Con em hay ho vào sáng sớm và lúc ngủ dậy. Bán cho em thuốc gì uống vào đỡ ho chứ con ho em xót hết cả ruột”“Cho em mua thuốc với. Con em ho ác lắm. Có hôm ho còn nôn cả ra”…

Đây chính là thực tế. Khi con bị ho, thay vì ngay lập tức đi mua thuốc nào mà uống vào cho con hết ho thì hãy học cách chăm sóc trẻ bị ho đúng cách. 

1. Sai lầm khi trẻ bị ho

Sai lầm thứ 1: Ho là triệu chứng chứ không phải là bệnh mà cần chữa.

Sai lầm thứ 2: Ho là phản xạ đẩy vi khuẩn và virus ra khỏi cơ thể nên chữa cho hết ho để giữ mầm bệnh lại.

Sai lầm thứ 3: Muốn khỏi ho thì phải chữa căn nguyên gây ra ho chứ không phải dùng khánh sinh hay các thuốc ức chế ho. Tuy nhiên khi con ho nhiều khiến các bạn lo lắng. Lo rằng ho nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ. Có đêm con đang ngủ say, lên cơn ho thế là cả nhà nháo nhào. Con ho, con trớ, con khóc. Bố mẹ thì lại lật đật thay chăn ga gối đệm giữa đêm. Có khi con đang ăn cơm, lên cơn ho, thế là thôi. Ọc hết cơm cháo vừa dỗ mãi mới ăn được ra. Chưa kể các bạn còn sợ ho nhiều viêm phổi, viêm phế quản viêm nọ viêm kia thì sao. Ho không gây bệnh. Mà bệnh mới gây ra ho. Ho là triệu chứng là phản xạ tống mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Nên các mẹ phải thấy mừng khi con ho mới đúng chứ

2. Vậy phải chăm sóc trẻ bị ho như thế nào?

Chăm sóc trẻ bị ho đúng cách

2.1. Trường hợp trẻ ho có đờm (nằm tại mũi họng)

– Nếu đờm ít thì tốt nhất các bạn không nên can thiệp vì đó chỉ là phản xạ tự nhiên của miễn dịch tống vi khuẩn ra ngoài.

– Ở trường hợp đờm nhiều chúng ta có thể áp dụng các cách sau:

+ Cách tốt nhất giúp bé giảm đờm là cho bé uống từng ngụm nhỏ nước ấm hoặc bú mẹ để đờ loãng ra.

+ Trường hợp quá nhiều đờm, các bạn có thể làm thêm các biện pháp vật lý khác như vệ sinh miệng, tưa lưỡi cho bé vào buổi sáng lúc đói, từ đó tạo ra phản xạ nôn ra đờm. Lưu ý là không làm khi bé mới ăn xong vì bé sẽ nôn hết, lúc đó lại xót ruột vì đút mãi mới ăn được bát cháo. Cũng không nên làm sâu gần họng và mạnh để tránh gây tổn thương vùng họng của bé.

– Bên cạnh đó, các bạn có thể dùng thuốc ho thảo dược cho bé từ bạc thau, đại thanh, bách bộ,…

2.2. Trường hợp đờm nằm tại phế quản:

– Đầu tiên các bạn hãy để con được ho để tống đờm ra khỏi phế quản.

– Ngoài ra, có thể thực hiện vỗ rung long đờm để đờm không bít tắc ở các nhánh phế quản, gây khó thở, suy hô hấp, làm thời gian điều trị kéo dài. Vỗ rung long đờm nên được thực hiện xa bữa ăn để tránh việc nôn trớ, hoặc sử dụng sau khi sử dụng thuốc long đờm, giãn phế quản như Halixol, olesom…

3. Các loại thuốc ho trên thị trường

Loại 1: Thuốc ho chứa các thành phần chống dị ứng (Aerius, Clorpheniramin, Loratadin…).

Loại 2: Thuốc ho ức chế trung tâm ho. Một số loại thuốc tây trị ho như Codein, Methorphan… Những thuốc này tác động ức chế thần kinh trung ương, ức chế trung tâm ho rất mạnh. Uống vào con cắt cơn, chẳng khác nào “thần dược”.

Loại 3: Thuốc ho thảo dược: Thuốc ho thảo dược là những loại sản phẩm hỗ trợ trị ho có thành phần từ những dược thảo lành tính, mang tính ấm. Gọi là “thuốc” do thói quen gọi của các em chứ thường đăng ký dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ. Nhìn chung, cơ chế của những sản phẩm này giúp sát khuẩn tại chỗ, giảm đau rát họng, chống viêm… Một số sản phẩm có thể cân bằng môi trường âm dương, xoá đi môi trường thụ bệnh.

Kết luận: Các bạn chỉ nên sử dụng loại 1 loại 2 khi có thăm khám lâm sàng và có sự chỉ định của bác sĩ. Còn loại 3 thì các bạn có thể sử dụng khi con bị ho. Ngoài ra có một số bài thuốc dân gian mà các bạn có thể tham khảo để trị ho cho con như: uống nước rau diếp cá, ngâm chân hoặc tắm bằng nước gừng, xoa tinh dầu vào lòng bàn chân cho con, uống quất hoặc lê ngâm mật ong, sử dụng tỏi ngâm hoặc tỏi hấp. 

Tuy nhiên khi ho làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hoặc ho trên 10 ngày, sốt cao từ 3-5 ngày, ói nhiều,… thì các bạn cần đưa con đi khám để được điều trị kịp thời nhé.

Xem thêm: 5 BƯỚC TRỊ DỨT ĐIỂM HẮT HƠI, SỔ MŨI Ở TRẺ NHỎ

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *