Hướng dẫn 5 giai đoạn dạy con chơi tự lập

Làm thế nào để dạy con chơi tự lập để mẹ còn làm được việc nhà bây giờ? Sao mà trông con 24/7 được?

Dạy con tự lập ngay từ khi trẻ còn nhỏ là điều rất cần thiết. Trẻ có tính tự lập sẽ có thể tự làm mọi công việc của mình mà không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Do đó, bố mẹ nên thực hiện điều này càng sớm càng tốt.

Tự lập là một cách sống độc lập, trẻ sẽ tự chịu tránh nhiệm với công việc của mình. Dạy con tự lập là cách tốt nhất để trẻ không trông chờ, dựa dẫm vào bố mẹ. Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết một vài kỹ năng mà trẻ lên ba có thể làm được. Vậy những kỹ năng đó là gì, hãy cùng Hello Bacsi tham khảo qua bài viết này nhé!
Kỹ năng chơi tự lập cần được cha mẹ khuyến khích từ giai đoạn sơ sinh với thời gian tăng dần theo lứa tuổi. Thời gian chơi tự lập nên cố định để bé dần hình thành thói quen và tạo thành nếp chơi tự lập trong ngày.

1. Trẻ từ 0-3 tháng

Mẹ cố định thời gian chơi tự lập trong ngày. Thường là sau khi bé ngủ dậy, được ăn no và được ợ hơi kỹ, thì mẹ cho bé chơi tự lập. Thời gian chơi khoảng thời gian 5-10 phút cho bé 0-1 tháng tuổi. 10-15 phút cho bé 1-2 tháng tuổi. 15-30 phút cho bé 3 tháng tuổi. Mẹ có thể cho bé chơi tự lập trong cũi với việc ngắm đồ chơi treo cũi. Chơi tự lập trên đệm với các trò chơi như ngắm mình trong gương, ngắm thẻ các thẻ màu, tranh con vật hoặc thú bông.

2. Dạy con chơi tự lập khi con được 3-6 tháng

Dạy con chơi tự lập từ 6 tháng tuổi

Đây là thời điểm các bé đã biết lẫy thành thạo, trườn và bắt đầu tập ngồi, tập bò. Do đó đồ chơi và các trò chơi tự lập cũng phong phú hơn. Bé cũng thức được dài hơn giữa các giấc ngủ ngày nên có thể chơi được lâu hơn. Thời gian chơi tự lập ở tuổi này có thể kéo dài từ 20-40 phút trong mỗi chu kỳ thức, ngủ.

Mẹ có thể xen kẽ giữa việc chơi với bé và cho bé chơi tự lập một mình mà vẫn đảm bảo được sự an toàn.Ban đầu mẹ không đặt đồ chơi ở cạnh bé. Khi bé phát tín hiệu cho thấy bé chán, mẹ cho bé thêm đồ chơi nhưng với số lượng từ từ, không quá 4-5 món.Một số đồ chơi mẹ có thể giới thiệu cho bé trong giai đoạn này: giá treo đồ chơi, lục lạc, thú nhồi bông, đồ chơi hình thú,…

3. Trẻ từ 6-12 tháng

Thời gian này mỗi ngày bé có thể tự chơi 2-3 tiếng trong ngày. Chia làm nhiều khoảng chơi nhỏ, xen kẽ với thời gian chơi cùng ba mẹ và các hoạt động khác. Mẹ tiếp tục cho bé chơi trong cũi để bé học về kỷ luật và giới hạn, đồng thời chơi và khám phá trên sàn.Giai đoạn này cũng là giai đoạn có khủng hoảng “lo sợ xa cách”. Bé sẽ bện mẹ/người chăm sóc hơn rất nhiều. Mẹ có thể cho bé chơi các trò chơi như ú òa, đồ vật biến mất để bé hiểu về ý nghĩa của sự “vắng mặt”. Mẹ đồng thời sử dụng thêm đồng hồ hẹn giờ để bé biết rằng khi chuông reo thì mẹ sẽ xuất hiện và từ đó an tâm chơi hơn. Giai đoạn này mẹ có thể giới thiệu sách, gương, lục lạc, bộ gõ, bong bóng đồ chơi cho con,…

4. Trẻ sau 12 tháng

Mẹ dạy con chơi tự lập bằng những trò chơi rèn luyện trí não

Bé có thể tự chơi được từ 1-3 tiếng một ngày. Lúc này có thể thiết lập 1 khoảng thời gian tự chơi cố định và 1 khoảng thời gian không cố định, cho bé tự chọn muốn chơi lúc nào và chơi cái gì.Lúc này bố mẹ có thể giới thiệu những trò chơi giúp trẻ rèn luyện trí não như: nhạc cụ, tô màu, con rối tay,…

5. Dạy con chơi tự lập sau 24 tháng

Hãy dẫn dần cho con thêm thời gian tự chơi không theo lịch trong một ngày. Con được chọn thời gian chơi, chơi cái gì và chơi như thế nào. Bạn càng tin và giao cho con quyền tự quyết càng giúp ích cho con trưởng thành một cách lành mạnh hơn.Từ 24 tháng mẹ có thể dạy con chơi tự lập bằng cách giới thiệu những trò chơi như: Bộ xếp hình, ghép hình, hoặc những trò chơi nhập vai như bộ đồ chơi nhà bếp, bác sĩ,…

6. Dạy con chơi tự lập từ những thói quen nhỏ nhất

Nếu mẹ cần quay trở lại công việc thì hãy dạy con chơi tự lập từ những thói quen sau:

– Hãy thử sắp xếp cho trẻ bên cạnh với những người mà trẻ đã biết, như bố, bà hoặc người giúp việc. Trẻ có thể vẫn phản đối trong những ngày đầu tiên. Nhưng trẻ có thể dễ dàng thích nghi với sự vắng mặt của mẹ hơn.

– Trước tiên, hãy để trẻ làm quen với người chăm sóc mới. Nếu mẹ cần để con mình với một người nào đó mà trẻ không quen biết, hãy cho trẻ cơ hội làm quen với người chăm sóc đó khi mẹ vẫn ở bên cạnh trẻ. Điều này tạo cảm giác an toàn và không khiến trẻ hoảng sợ một cách đột ngột.

– Rồi từ từ hãy biến việc rời xa mẹ trở thành một thói quen mẹ nhé.

Xem thêm: Bật mí phương pháp ăn dặm bổ não giúp con cao lớn, khỏe mạnh, thông minh 

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *