Rất nhiều mẹ nhắn tin cho TT chia sẻ rằng, con lười ăn cháo dẫn đến chậm tăng cân. Có ăn cả 3 bát cháo to/ngày nhưng không lên cân nổi. 3 tuổi rồi vẫn ăn cháo là chính. Thế này thì các mẹ phải xem lại cách nấu cháo và cách cho con ăn ngay nhé.
“Cháu nó ăn hết cả bát cháo đầy, cứ thun thút mà chẳng hiểu sao cân nặng con không tăng. Cháu được 14m rồi ạ”

Trẻ ăn cháo, khó tăng cân vì một số sai lầm khi mẹ nấu cháo cho con ăn
Thế thì mẹ có thể xem xét lại hai lí do sau:
Một là có thể hệ tiêu hóa của con kém, không có khả năng hấp thụ tất cả những chất dinh dưỡng cơ thể nạp vào. Biểu hiện là con thường gặp các vde về tiêu hóa, như:Rối loạn tiêu hóa, phân cứng khó đi, không thì đi lỏng, phân sống, con lạm dụng thuốc (kháng sinh…) khiến tỷ lệ lợi khuẩn giảm, ảnh hưởng chức năng “vắt kiệt” dinh dưỡng trong thực phẩm.

Con ăn cháo thun thút nhưng không tăng cân, mẹ phải xem lại tiêu hóa của con và nấu cháo cho con ăn đã đúng cách chưa
Hai là: Con ăn cháo nhưng không tăng cân, mẹ xem lại cách nấu cháo cho con. Đừng nghĩ là con cứ ăn thun thút là sẽ tăng cân nhé. Ăn vào bụng là chỉ là bước khởi đầu, hấp thu được bao nhiêu là bước quan trọng thứ 2, phân chia dinh dưỡng đi nuôi các cơ quan trong cơ thể là bước quan trọng thứ 3…
7 sai lầm nấu cháo khiến con biếng ăn
Bất kể đứa trẻ nào cũng khởi đầu ăn dặm bằng cháo, vì thế các em nên đọc tiếp để tránh những sai lầm này:
Thứ nhất: Chỉ dùng nước hầm xương để nấu cháo. Ừ thì bác cũng công nhận cháo sẽ ngọt, đậm đà thật đấy. Nhưng tỉ lệ photpho trong nước hầm xương quá thấp, không đủ để trẻ hấp thụ được hết lượng canxi lớn trong nước này (mà nó lại là canxi vô cơ khó hấp thụ sẵn rồi). Dùng cho con trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể con tự rút ngược phốt pho trong xương của con ra để hấp thụ canxi từ nước hầm, khiến con tăng nguyy cơ loãng xương, còi cọc, thấp lùn.

Ăn quá nhiều con còn có nguy cơ bị táo bón
Thứ hai: Các em nấu cháo quá nhuyễn hoặc quá đặc: Bước vào độ tuổi đang mọc răng, con cần ăn các loại cháo nấu sệt vừa phải để hình thành phản xạ nhai thì các em lại nấu cháo quá nhuyễn làm con lười nhai, vì con chỉ cần nuốt chửng thôi. Còn đặc quá con cũng khó nuốt, lâu dần khiến con lười ăn.
Thứ ba: Lạm dụng cháo dinh dưỡng bên ngoài, cẩn thận nguyên liệu, vệ sinh không đảm bảo. Lâu ngày sẽ khiến con ngán, lười ăn.
Thứ tư: Nhiều mẹ còn có thói quen nấu nhiều cháo rồi đun lại nhiều lần cho con. Đúng là tiết kiệm thời gian cho mẹ nhưng sẽ khiến lượng dinh dưỡng của cháo bị giảm, con ăn dễ ngán, gây nên chứng lười ăn do tâm lí đấy nhé.

Đừng nẫu cháo cho con rồi nêm theo cách của mẹ nhé. Dưới 1 tuổi không nêm bất cứ gia vị nào. Sau 1 tuổi cho con ăn nhạt kéo dài càng tốt
Thứ năm: Nấu cháo cho con nhưng lại nêm theo khẩu vị của mẹ.Nên nhớ, thận, lưỡi và hệ tiêu hóa của con rất dễ bị “quá tải” trước các gia vị. Dưới 1 tuổi không nêm gia vị, sau 1 tuổi giữ được ăn nhạt cho con kéo dài càng tốt.
Thứ sáu: Chỉ cho ăn dầu thực vật, sợ ăn mỡ động vật bị đi ngoài. Thế thì oan cho mỡ động vật quá, Con ăn dặm hoàn toàn có thể ăn mỡ động vật nhé. Cứ đảm bảo tỉ lệ mỡ động vật 70%, dầu thực vật 30% là được.
Thứ bảy: Chưa biết cách bổ sung vi chất cho con. Con lười ăn, các em cứ mạnh dạn bs cho con một đợt kẽm, được nữa thì thêm men vi sinh cho đường ruột của con khỏe, hấp thu tốt. Được nữa thì thêm vitamin tổng hợp, vì thường con lười ăn sẽ thiếu 1 số vi chất.