Có nên dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ không?

Nhiều mẹ thắc mắc có nên dùng phấn rôm trị hăm cho con hay không? Dùng như thế nào để an toàn cho con? Trong bài viết này sẽ giải thích tần tần tật cho mẹ về cách sử dụng phấn rôm an toàn cho con nhé.

Phấn rôm trị hăm cho trẻ là gì?

Phấn rôm từ lâu đã có nhiều công thức pha chế khác nhau.  Tùy từng nhà sản xuất nhưng thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất béo và chất tạo mùi thơm. Ngày nay, khi công nghệ hiện đại, tiên tiến đã có những loại phấn rôm thành phần tự nhiên an toàn hơn. Nhưng như vậy, có nên dùng phấn rôm trị hăm cho con không? 

Phấn rôm có kết cấu là bột mịn, có thể ảnh hưởng tới mắt, mũi, hô hấp của trẻ nếu không may hít phải

Phấn rôm là một chất gây nguy hại đối với sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Bột talc trong phấn rôm có thể gây nguy hiểm khi bị nuốt vào hoặc hít phải, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh do sử dụng phấn rôm không đúng cách hoặc nghịch ngợm.

Nhiều trẻ sơ sinh đã ra đi mãi mãi hoặc bị bệnh đường hô hấp nghiêm trọng sau khi không may hít phải bột phấn rôm. Khi tích tụ trong phổi, talc không tan trong nước và không bị phân huỷ bởi vi khuẩn, sẽ làm tắc nghẽn đường thở của trẻ. 

Trẻ hít phải phấn rôm còn có thể gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và phù phổi. Nếu để lâu ngày, bột talc và silica trong phấn rôm có thể tích tụ trong phổi và gây “bệnh bụi phổi”, gây xơ hoá mô kẽ và tạo ra các u hạt, khó thể xử lí bằng các biện pháp thông thường. Do đó, không nên sử dụng phấn rôm có chức thành phần taIc cho trẻ em.

Chú ý khi dùng phấn rôm cho bé gái

Hiện nay, dù chưa đưa ra kết luận chính thức về tác động gây ung thư buồng trứng của phấn rôm. Nhưng các nhà khoa học vẫn lên tiếng cảnh báo các bậc cha mẹ nên thận trọng. Tốt nhất là không nên sử dụng phấn rôm để thoa vào phần bụng dưới của các bé gái. 

Cẩn thận khi dùng phấn rôm cho trẻ, nhất là ở trẻ gái

Các nhà khoa học giải thích, sở dĩ phấn rôm có liên quan tới khối u ác tính ở buồng trứng là do cấu tạo cơ thể bé gái. Hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong của bé gái thông với bên ngoài, do đó những bụi phấn, chất ô nhiễm siêu nhỏ từ môi trường có thể xâm nhập vào hố chậu thông qua âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng. Dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.

Khi thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới của bé gái, các hạt bụi phấn li ti sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể và nhiễm vào âm đạo của bé. Vì thế, bố mẹ cần phải đặc biệt chú ý.

Làm sao để sử dụng phấn rôm an toàn cho trẻ?

Để sử dụng phấn rôm an toàn cho trẻ, trước hết bố mẹ cần hiểu rõ những tác hại của phấn rôm chứa bột talc đối với sức khỏe trẻ, như đã chia sẻ ở trên.

Do đó, khi sử dụng phấn rôm cho trẻ, bố mẹ cần tuân thủ các quy tắc sau để đảm bảo an toàn cho bé:

  • Không sử dụng phấn rôm trực tiếp trên da bé. Thay vào đó, bố mẹ nên đổ phấn lên tay và xoa nhẹ lên da, hạn chế tình trạng phấn không đều, tránh nhiều nơi phấn nhiều nơi phấn ít. Ngoài ra, bố mẹ không nên để phấn rôm tiếp xúc trực tiếp với bộ phận sinh dục của trẻ.
  • Không mở quạt hay ngồi gần cửa sổ khi đang đổ phấn trên tay để tránh bé hít phải bột phấn, có thể gây viêm phổi.
  • Không sử dụng quá nhiều phấn ở những vùng có ngấn như cổ, nách, bẹn… Lượng phấn dư thừa có thể kết hợp với mồ hôi gây kích ứng da bé.
  • Đối với bé gái, mẹ cần cẩn thận không bôi phấn ở sát vùng kín, mặt đùi trong, ngoài âm hộ, bụng dưới.
  • Ngưng sử dụng ngay nếu nhận thấy da bé có nổi các mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy.
  • Khi thay tã, mẹ nên để phấn ở xa tầm tay của trẻ, tránh bé nghịch, chơi với chai đựng phấn.

Bố mẹ nên lưu ý để tránh cho trẻ hít phải phấn rôm, đặc biệt là trong những trường hợp bé quá nhỏ, chưa đủ khả năng tự bảo vệ bản thân.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng phấn rôm, bố mẹ nên lựa chọn các sản phẩm phấn rôm được làm từ các thành phần an toàn, không chứa bột talc. Thay vào đó, có thể chọn các loại phấn rôm được làm từ bột ngọc trai, tinh chất hoa hồng, tinh dầu, bột cám gạo, bột bắp, bột nghệ, v.v.

Trong trường hợp bé có da nhạy cảm, dễ bị kích ứng, bố mẹ nên tìm kiếm các sản phẩm phấn rôm đặc biệt dành cho da nhạy cảm hoặc hỏi ý kiến ​​của bác sĩ trước khi sử dụng.

Khi mua phấn rôm cho bé, hãy lưu ý đến ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm, tránh sử dụng phấn rôm quá hạn.

Cuối cùng, bố mẹ nên lưu ý để tránh cho trẻ hít phải phấn rôm, đặc biệt là trong những trường hợp bé quá nhỏ, chưa đủ khả năng tự bảo vệ bản thân. Bố mẹ có thể giữ phấn rôm ở xa tầm tay của trẻ, hoặc để trong một hộp kín.

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *