“Chán chả buồn nói, cu nhà em 11 tháng rồi mà cứ suốt ngày ngồi ì ra đấy, chả chịu đi. Em thì chả áp đặt con về vấn đề gì cả nhưng cứ đưa con ra ngoài chơi, hàng xóm lại đả cho câu : Ơ con nhà chị A, anh B 10 tháng đã đi ầm ầm, con nhà m bò còn lười thì bao giờ mới biết đi”. Thấy em kiêng gia vị cho con, thì lại bảo: “Mày cứ kiêng cho lắm vào, nó không cứng cáp được là phải”.Đây là tâm sự chung của nhiều mẹ có con trong độ tuổi chập chững tập đi. Vậy các mẹ đã hiểu thế nào là chậm đi? Hay cứ đem những đứa trẻ nhà hàng xóm làm thước đo là được?
1. Thế nào là chậm biết đi

Các cụ hay bảo “3 tháng biết lẫy 7 tháng biết bò 9 tháng lò dò biết đi”. Đây là quan niệm dân gian truyền miệng không áp dụng cho tất cả các bé.. Để xác định được trẻ chậm đi hay ko thì trước hết phải hiểu rằng mỗi bé nhanh chậm mỗi khác, có bé 11 tháng đi vững, có bé 15 tháng chưa biết đi.Thông thường, trẻ bắt đầu tập đi ở độ tuổi 12 – 14 tháng.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng của từng bé mà thời gian này có thể xê dịch trong khoảng từ tháng thứ 10 tới tháng thứ 18.Trẻ được coi là chậm biết đi khi đã đủ 18 tháng nhưng vẫn chưa bước đi một cách ổn định mà không cần nhờ tới sự trợ giúp của người lớn. Kỹ năng vận động kém ở bé có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
2. Nguyên nhân khiến bé chậm biết đi
2.1. Trẻ sinh non
Bé ra đời trước khi hoàn tất quá trình lớn lên trong bào thai. Bé sinh non nên mọi cơ quan trong cơ thể còn chưa phát triển toàn diện. Vì vậy, cơ thể còn yếu ớt, bé khó có thể trụ vững và biết đi sớm như các bé cùng tháng tuổi. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng vì không phải em bé sinh non nào cũng chậm đi.
2.2. Bẩm sinh – tự nhiên
Nếu bố hoặc mẹ chậm đi thì em bé cũng có khả năng bị chậm đi đó các mẹ. Đôi khi còn do bé bị rối loạn tâm lý như quá nhút nhát, sợ ngã đau nên đã kéo chậm thời điểm tập đi của trẻ. Tuy nhiên, các mẹ có thể an tâm là bé sẽ phát triển tốt. Chỉ là muộn hơn một chút so với bạn bè đồng trang lứa.
2.3. Bé mắc các vấn đề về xương khớp, cơ bắp
Nếu chẳng may bé gặp phải những bệnh lý bất thường như chứng loạn dưỡng cơ, dị tật một đoạn xương chân. Từ đó dẫn đến chân tay rất bé, yếu ớt, không có các vận động phản xạ liên tục. Ngoài ra cũng không có các vận động tự phát thì bé cũng sẽ bị chậm biết đi.
2.4. Tình trạng bại não và các dấu hiệu rối loạn não bộ
Có thể bé bị rối loạn chức năng não bộ bẩm sinh hoặc di chứng não do can thiệp lúc sinh khiến não bộ của trẻ không phát triển đầy đủ, bé sẽ chậm biết đi hay thậm chí là không đi được.
2.5. Các bệnh lý nội tạng
Một số bệnh gây cản trở việc tập đi của bé như bệnh tim bẩm sinh, thông động tĩnh mạch bẩm sinh, teo đường mật bẩm sinh, xương thủy tinh, viêm teo gan… Các bệnh lý này tuy không tác động trực tiếp tới hệ thần kinh vận động nhưng có thể gián tiếp ảnh hưởng tới sức mạnh của cơ khiến bé chậm đi.
3. Mẹ phải làm gì nếu con chậm biết đi

Trước hết mẹ cần xác định nguyên nhân khiến trẻ chậm đi. Sau đó tìm cách khắc phục nguyên nhân đó. Thêm vào đó là thực hiện theo các bước dưới đây để kích thích trẻ tập đi:
3.1. Kích thích khả năng vận động
– Kích thích trẻ vận động. Để đồ chơi yêu thích của bé ở ngoài tầm với của trẻ, sẽ kích thích sự vận động của trẻ.- Tạo không gian để bé tập đi. Bố trí một khu vực đủ rộng và an toàn. Cha mẹ có thể bố trí thêm các điểm tựa cho bé như thành ghế, bàn hoặc thành giường, tay vịn ở trên tường. Tuy nhiên cần đảm bảo an toàn cho bé và có tác dụng kích thích bé tập đi.- Nâng đỡ bé: khi bé cố gắng tập một động tác nào đó thì ba mẹ có thể hỗ trợ để giúp bé thực hiện thành công và khiến bé thấy việc tập vận động là rất thú vị.
3.2. Yếu tố dinh dưỡng
– Cho con tiếp xúc với những bé cùng tuổi. Để trẻ ở gần với những trẻ có khả năng phát triển vận động tương tự hoặc hơn bé sẽ lôi cuốn và kích thích trẻ làm theo.
– Ngoài ra, sự chăm sóc không đầy đủ khiến bé bị suy dinh dưỡng, chân tay teo, cơ thể còi cọc, suy yếu, thiếu vitamin D và canxi cũng gây ra chứng chậm đi ở trẻ.
– Mẹ có thể bổ sung đồng thời canxi và vitamin D3. Điều này giúp để tránh tình trạng bé bị yếu xương, yếu cơ nên không đủ sức đứng dậy đi lại, dẫn đến tình trạng chậm biết đi. Liều lượng bổ sung canxi và vitamin D3 đối với mỗi bé là khác nhau. Tùy thuộc và tình trạng cụ thể của bé. Nếu muốn bổ sung 2 vi chất cần thiết này cho bé thì hãy liên hệ trung tâm để được tư vấn liều dùng nhé!
Xem thêm: 4 giai đoạn vàng bổ sung canxi cho con cao lớn vượt trội