Cách tăng đề kháng hô hấp cho trẻ khi trời nồm ẩm

Cách tăng đề kháng hô hấp cho trẻ khi trời nồm ẩm đang là vấn đề đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Vì đây đang là thời điểm trẻ rất dễ mắc các bệnh về hô hấp. Mẹ cần nắm rõ các loại bệnh trẻ dễ mắc thời điểm này để có hướng xử lí kịp thời, vì trẻ nhỏ luôn diễn tiến bệnh rất nhanh.

Mới đây, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong ít nhất 10 ngày tới, miền Bắc vẫn tăng nhiệt, trời tiếp tục mưa phùn, nhiều nơi có nhiều lượng sương mù vào sáng sớm, độ ẩm không khí luôn ở mức cao. Tại Hà Nội, có thời điểm ghi nhận độ ẩm không khí duy trì trên 95%, có lúc đạt đến 97%. 

Độ ẩm cao, các loại vi khuẩn, virut và nấm mốc có điều kiện sinh sôi và gây bệnh. Nhất là các bệnh về đường hô hấp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đối tượng trẻ nhỏ dễ mắc nhất vì sức đề kháng còn yếu nên chưa có nhiều miễn dịch để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

Bệnh hô hấp ở trẻ tăng cao khi trời nồm ẩm

Mới đây, trong một thông báo từ bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội cho biết: Thời tiết nồm ẩm như hiện nay, độ ẩm tăng cao, hàng loạt các bệnh hô hấp ở trẻ em cũng đều tăng vọt. 

BS. Nghiêm Thị Mai Sang, Phó trưởng Khoa Nhi và đơn nguyên Sơ sinh, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: Gần đây, sô lượng bệnh nhi đến khám nhiều hơn so với tháng trước; chủ yếu khám về các bệnh lý hô hấp như: Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản; đặc biệt các bệnh truyền nhiêm như: Cúm, thủy đậu bắt đầu có dấu hiệu tăng.

Số lượng trẻ đếm khám chủ yếu có các dấu hiệu, như:  Sốt, ho, khó thở… Phụ huynh cần lưu ý các dấu hiệu nhận biết các dấu hiệu nặng của bệnh lý đường hô hấp để đưa trẻ đi khám kịp thời.

Trời nồm ẩm, nhiều trẻ phải nhập viện điều trị

Các bệnh hô hấp trẻ thường mắc phải khi trời nồm ẩm

Để hiểu về cách tăng đề kháng hô hấp cho trẻ trong thời gian này, mẹ cần phải biết những loại bệnh nào dễ phát tán nhất, con dễ mắc phải nhất.. Từ đó, có hướng phòng tránh đúng bệnh, kịp thời cho con.ướt. 

Bệnh cảm cúm: Với những trẻ tiêm phòng không đầy đủ, sức đề kháng yếu đều có thể bị cảm cúm: A, B hoặc cúm C. Hoặc có thể bị lây từ người đối diện.

Viêm thanh quản: Bệnh có thể do vi khuẩn, virus hay nấm gây ra. Khi trẻ bị viêm thanh quản, có thể có các triệu chứng: Sốt, ho, khàn tiếng, thở rít,… Phụ huynh cần theo dõi sát tình trạng của con để cho đi khám.

Bệnh viêm phế quản: Thời tiết nổm ẩm khiến trẻ bị sổ mũi, khò khè… Nhất là những trẻ có cơ địa dị ứng. Không xử lí triệt để, rất dễ viêm phế quản. 

Trẻ rất dễ mắc các bệnh về hô hấp, nhất là trẻ có cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém

Bệnh viêm tiểu phế quản: Phần lớn những trường hợp trẻ mắc bệnh này là do virus hợp bào (RSV) gây ra. Đối với những trường hợp trẻ sinh non hoặc có một số vấn đề về sức khỏe kháng thì bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn và phụ huynh cần cho trẻ được nhập viện sớm.

Viêm phổi: Bệnh do virus, vi khuẩn, nấm gây ra và có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Một số triệu chứng của bệnh có thể kể đến như: Tức ngực, khó thở; cơ thể mệt mỏi; tăng thân nhiệt; nôn, tiêu chảy.

Đối với trẻ nhỏ: Phụ huynh nên đưa con đi khám sớm nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng như sốt, bỏ bú, khó thở, mệt mỏi,..

Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ mắc các bênh hô hấp khác, như: Dị ứng, hen phế quản, hen suyễn, viêm mũi dị ứng…. 

Cách tăng đề kháng hô hấp cho trẻ khi trời nồm ẩm

1. Tăng đề kháng hô hấp cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng

Với trẻ đang bú mẹ, mẹ cho con bú theo nhu cầu. Mẹ có thể bổ sung thực phẩm ăn để cho con bú. Với những trẻ đã ăn dặm và đang tuổi ăn thô, mẹ có thể xây dựng thực đơn đa dạng, đủ các nhóm chất.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ nhóm chất cho trẻ

2. Cho trẻ vận động ít nhất 30p ngoài trời mỗi ngày

Vận động ngoài trời, cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh và ánh sáng mặt trời cũng là cách để tăng đề kháng hô hấp cho trẻ. Trẻ sẽ có điều kiện làm quen với thời tiết, giúp trẻ khỏe mạnh và ít ốm hơn.

3. Giữ cơ thể trẻ luôn khô ráo, sạch sẽ

Trẻ thường đổ mồ hôi nhiều khi vận động, vui chơi hoặc khi ngủ. Trong tiết trời nồm ẩm, lượng hơi ẩm đó rất dễ ngấm ngược trở lại cơ thể bé khiến con mắc bệnh. Vì vậy mẹ nên chọn quần áo thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ, lau ngay mồ hôi cho con. Ngoài ra cầm chăm sóc cơ thể trẻ sạch sẽ bằng cách tắm rửa sạch sẽ cho con hàng ngày.

4. Thực hiện lối sống khoa học

Phụ huynh tập cho trẻ thói quen khoa học như như ngủ đúng giờ và đủ giấc. Khi ra khỏi nhà, nên đeo khẩu trang để phòng bệnh cho trẻ. Ngoài ra mẹ cần tạo môi trường sống sạch, vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Gia đình nào có điều kiện thì cần sử dụng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo, sấy thật khô quần áo để tránh tạo điều kiện nấm mốc phát triển.

Khi trời nồm ẩm, phụ huynh nên đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà, không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng loại khăn cotton thấm hút nước tốt.

5. Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ

Cần giữ ấm bụng cho trẻ. Trẻ bị lạnh bụng dễ gây đau bụng, bị tiêu chảy hoặc các triệu chứng khác, hạn chế ra ngoài trời, tiếp xúc với nóng – lạnh đột ngột. Ban đêm trẻ hay ra mồ hôi, nên đặt vào lưng trẻ tấm khăn khô. Nếu sờ thấy lưng trẻ ướt thì lau lưng và rút khăn ướt ra, thay khăn khô vào để trẻ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh. Trẻ vừa ngủ dậy không nên cho trẻ ra ngoài ngay, mặc đủ áo để thích ứng với thời tiết bên ngoài.

6. Bổ sung vi chất là cách tăng đề kháng hô hấp cho trẻ hiệu quả

Ngoài xây dựng chế độ dinh dưỡng, ăn ngủ, vệ sinh cá nhân, nhà cửa… phụ huynh có thể bổ sung một số loại vi chất cho con để giúp con có thêm sức đề kháng.

Bổ sung vi chất qua đường uống cũng là cách tăng đề kháng hô hấp cho trẻ hiệu quả

Tùy vào tình trạng và sức khỏe, phụ huynh đã có thể bổ sung canxi, men vi sinh, kẽm và vitamin tổng hợp cho con. Việc bổ sung hàng ngày những vi chất này sẽ giúp con có miễn dịch, nhờ vào việc giúp con ăn miệng, ngủ tốt hơn và hấp thu tốt hơn… 

Xem thêm: Các loại Vitamin cần thiết cho trẻ sơ sinh

Trên đây là một số cách tăng đề kháng hô hấp cho trẻ khi thời tiết nồm ẩm. Phụ huynh cần nắm rõ để chăm sóc con đúng cách, phòng tránh bệnh mùa này.

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *