Tình trạng táo bón ở bé chắc đã không còn xa lại với nhiều mẹ bỉm. Tưởng chừng như đây là bệnh ít nguy hiểm. Nhưng thực tế nếu không điều trị đúng cách có thể để lại những hậu quả khôn lường. Không ít cha mẹ đã phải ân hận vì không tìm cách điều trị táo bón cho bé sớm hơn.
1. Bước 1: Chuẩn bị tinh thần trường kỳ kháng chiến với táo bón (bắt buộc)

Thực ra, việc điều trị táo bón lúc đó không khó. Nhưng làm sao trị dứt điểm để không tái đi tái lại thì không hề dễ. Vì vậy bước đầu tiên mẹ cần chuẩn bị tinh thần trường kỳ kháng chiến cùng con.
Tuyệt đối không được coi nhẹ, và chủ quan. Các vấn đề trĩ, áp xe hậu môn, bệnh ung thư về tiêu hoá… nguyên nhân phần lớn do táo bón lâu ngày không điều trị triệt để.
2. Bước 2: Thụt phân (tuỳ từng bé)
– Với những bé p.hân cứng nhưng vẫn đi hàng ngày được thì mẹ không cần phải thụt cho bé.
Bước này mẹ chỉ nên áp dụng khi bé có biểu hiện:
– 2-3 ngày trở lên chưa đi cầu, lúc đi rất khó khăn, phân cứng, to, hoặc trẻ bị rách hậu môn. Việc thụt p.hân có thể phải làm 2-3 lần nếu p.hân bé vẫn rắn, vẫn khó đi cầu.
– Nếu bé đi ngoài có máu tươi do rách hậu môn, mẹ cho bé rửa vệ sinh bằng nước muối ấm, lau khô rồi sát khuẩn bằng cồn i ốt hoặc xanh methylen lên vết rách. Với những bé có vết rách nên thụt cho bé hàng ngày trong 4 – 5 ngày, đến khi vết rách lành hẳn. Hậu môn rách, đi cầu đau, chảy máu khiến các bé đau, sợ đi cầu, nhịn đi cầu, khiến phân ứ đọng. Nhiều bé thực ra ăn uống rất ổn định. Nhưng vì hậu môn bị rách, nên bé sợ đi cầu, bố mẹ không biết xử lý nên tình trạng của con nặng hơn.
Nên chọn thụt cho trẻ vào giờ cố định, thường là sau ăn, hoặc khi trẻ có cảm giác buồn đi cầu.
3. Bước 3: Thuốc nhuận tràng ( tùy từng bé)

– Các thuốc nhuận tràng giúp phân bé mềm, dễ đi ngoài hơn. Đặc biệt trong trường hợp bé bị đi ngoài ra máu tươi do rách hậu môn. Hiện nay, thuốc nhuận tràng thường dùng cho trẻ có hoạt chất Lactulose (ví dụ Duphalac của Abbott).
– Bản chất của đường Lactoluse được các lợi khuẩn. Chúng có trong đường ruột lên men thành acid lactic, làm pH ruột giảm, từ đó tăng nhu động ruột và đẩy phân ra ngoài, không cho phân tích tụ lâu trong ruột.
– Mẹ lưu ý chỉ cho bé uống thuốc khi 3-5 ngày mới đi cầu 1 lần. Hoặc 2 ngày nhưng phân cứng như phân dê, vón cục, khô, đi cầu khó khăn.
– Khi sử dụng thuốc nhuận tràng, mẹ cần phải “dò kỹ ” liều dùng. Chia liều tùy theo tình trạng táo và chế độ sinh hoạt của bé. Liều dùng cụ thể đã được dược sĩ Trương Minh Đạt hướng dẫn rất kỹ trong cuốn sách “ Những đứa trẻ lớn lên không ốm”. Mẹ có thể tìm đọc hoặc cho con uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
4. Bước 4: Điều chỉnh lượng nước cho bé ( nên chú ý)
– Thường bé dưới 6 tháng không cần thiết phải uống nước, lượng nước từ sữa mẹ hoặc từ sữa công thức đã đủ rồi.
– Tuy nhiên, theo WHO khi bé bị táo bón cần phải uống thêm nước trong những tình trạng như: Sốt cao mất nước, táo bón, hoặc vận động mạnh ra mồ hôi nhiều. Mỗi lần uống nước không nên quá 10ml để tránh phù thận.
Để an toàn, nếu bé bị táo bón thì nên thử đổi sữa công thức. Nếu đã thay đổi mà không cải thiện mới cần phải uống nước. Mỗi lần cho con uống 2-3 thìa con, xúc từng thìa một, sau ăn. Mẹ cần thực hiện hàng ngày, cho đến khi tình trạng táo bón cải thiện.
5. Bước 5: Pha sữa đúng chuẩn đề phòng táo bón
– Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón mà ít mẹ biết đến đó là pha sữa công thức quá đặc, sai công thức.
– Đặc điểm của hệ tiêu hoá của bé khác với người lớn. Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, các cơ quan liên quan như gan, thận… cũng chưa hoàn thiện, nên sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng bé khác hẳn người lớn.
Hiện nay, tất cả các hãng sữa lớn đều sản xuất ra sữa công thức phải dựa trên đặc điểm sữa mẹ. Nó mô phỏng sao cho giống sữa mẹ nhất có thể. Vì sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ với bé. Tỷ lệ giữa các chất cũng được tính toán kỹ lưỡng.
Nếu pha quá loãng, trẻ có thể không đủ dinh dưỡng. Nếu quá đặc, có thể gây táo bón, rối loạn quá trình chuyển hoá.
Vì vậy mẹ cần phải học cách pha sữa công thức đúng chuẩn. Và đừng quên nhắc cả bà nội, bà ngoại nữa nhé!
6. Bước 6: Xi bô – Hiệu nghiệm hơn cả dùng thuốc ( bắt buộc)
Xi bô cho bé dường như là một việc làm hết sức đơn giản. Nhưng nó mang lại hiệu quả thần kỳ. Việc xi bô làm em bé rèn phản xạ rặn, phản xạ đi cầu, giúp tốt cho cả táo bón lẫn chậm đi cầu sinh lý.
Nhưng nhiều mẹ khi được hướng dẫn xi bô cho con thì thường than thở: “Con em ngồi mà không thấy đi, mà bé không chịu ngồi nên em không xi bô hàng ngày được”.
Thực ra, xi bô chỉ nhắm tới việc giúp con rèn phản xạ rặn, rèn thói quen đi vệ sinh hàng ngày. Chứ nó không nhằm mục đích là để ra phân. Nên con có đi không không quan trọng.
Hãy thực hiện 3 lần mỗi ngày. Thường vào sau bữa bú, và nên cố định giờ giấc để phản xạ hình thanh nhanh nhất. Mỗi lần xi bô chỉ cần từ 5-10 phút, không nên quá lâu.
7. Bước 7: Dùng men vi sinh ( bắt buộc) rất hiệu quả trong điều trị táo bón
7.1. Men vi sinh có tác dụng gì?

Tương tự như tình trạng chậm đi cầu, hãy giúp dọn dẹp “môi trường ruột ô nhiễm” do phân tích tụ bằng cách bổ sung lợi khuẩn. Phân tích tụ lâu trong ruột tạo ra hợp chất cyanua, lưu huỳnh làm viêm, tạo các ổ áp xe đường ruột.
Lợi khuẩn trong men vi sinh sẽ cạnh tranh với hại khuẩn về nơi cư trú, nguồn thức ăn. Và chúng tiết ra những chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp “bầu không khí” trong lành hơn
Khi dùng men vi sinh mẹ nên sử dụng những loại men vi sinh có công nghệ bao kép. Đảm bảo tỷ lệ sống của lợi khuẩn cao khi vào đến hệ tiêu hóa để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
7.2. Nên dùng loại men vi sinh nào?
Men vi sinh Zeambi chính là lựa chọn vàng cho các mẹ trị táo bón cho con bởi:
– Chủng men được nhập khẩu từ Mỹ. Đây là men vi sinh được lập thể từ cơ thể người, gần giống nhất với lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa.
– Được bảo vệ 2 lớp bởi công nghệ sinh học. Vì vậy tỷ lệ sống của lợi khuẩn trong men đạt trên 90% khi vào đến hệ tiêu hóa .
– Những lợi khuẩn này có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Cải thiện rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, sống phân, táo bón…
– Đặc biệt, đây là men vi sinh duy nhất chứa chất xơ FOS/ GOS = 90/10, tỷ lệ chuẩn trong sữa mẹ.
Nếu mẹ nào vẫn chưa thực hiện được 7 bước trên thì hãy liên hệ với trung tâm theo Hotline: 096 3101 255 để được hỗ trợ nhé!
Xem thêm: ĂN DẶM GIÚP BÉ KHỎE, TĂNG CÂN