Top 5 vi chất cho mẹ sau sinh cần bổ sung

Việc bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ sau sinh rất quan trọng. Sau đây là top 5 vi chất cho mẹ sau sinh nhất định phải bổ sung.

Thế nên bảo sao sau một thời gian là mất sữa, là người gầy dơ xươg, là trông xơ xác như già đi cả chục tuổi. Còn chưa kể, làm quần quần cả ngày lẫn đêm chỉ mong cho con điều kiện tốt nhất. Thế mà kết quả sữa mẹ không đủ chất nên con cũng còi mặc dù ăn vẫn tốt. Thế là cả họ hàng nhà chồng vào “ tổng xỉ vả” lại càng stress. Vòng luẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại.

Hãy nhớ rằng mẹ có khỏe thì con mới phát triển tốt được, thế nên dù có bận đến đâu thì cũng hãy quan tâm bổ sung đầy đủ những vi chất

sau đây:

1. Sắt – vi chất cho mẹ sau sinh cần chú ý

Dù là sinh thường hay sinh mổ, đều làm mất một lượng máu rất lớn. Vì vậy mà sau vượt cạn thường hay bị thiếu máu, thiếu sắt. Thiếu hụt sắt sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, suy nhược, rối loạn đường ruột,… Cộng với việc phải thức khuya cho bé bú đêm sẽ có nguy cơ làm cho bạn bị kiệt sức trầm trọng.

Thiếu sắt cũng ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của các mẹ. Nó+ làm cho móng bị khô, tóc dễ gãy_rụng, da nhợt nhạt v.v…

Một số nguồn thực phẩm giàu sắt: như gan, thịt bò, thịt nạc, thịt gà, cá, hải sản có vỏ cứng, trứng và các loại rau có màu xanh đậm.

Hoặc bổ sung dự phòng sắt từ thực phẩm chức năng theo đợt.

2. Acid folic – vi chất cho mẹ sau sinh

– Mẹ cho con bú bổ sung acid folic giúp duy trì và sản xuất các tế bào mới. Hạn chế các thay đổi của DNA. Qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đối với bà mẹ sau sinh.

– Bổ sung đủ acid folic sau sinh còn giúp sản phụ giảm nguy cơ mắc chứng thiếu máu hồng cầu khổng. Nó cũng góp phần ngăn chặn nguy cơ tổn thương tủy sống.

– Tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung, giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh ở mẹ nuôi con bú.

– Tăng khả năng ngôn ngữ cho trẻ: Theo một nghiên cứu khoa học vào năm 2011, mẹ được bổ sung aciid f0lic khi mang thai đến sau sinh có khả năng ngôn ngữ tốt hơn so với con của các bà mẹ không được bổ sung đầy đủ aciid f0lic.

– Giảm nguy cơ mắc các dị tật ống thần kinh, tủy sống, não gây khuyết tật vĩnh viễn.

Các thực phẩm giàu acid folic: rau có lá màu xanh đậm (rau diếc, xà lách…), cam, măng tây, các loại đỗ, súp lơ xanh, bánh mì, ngũ cốc, hạt hướng dương, quả bơ… vào chế độ ăn của mình.

Thời điểm bổ sung acid folic hiệu quả:

Trong khoảng 7 tuần đầu tiên của thai kỳ, là thời gian dị tật bẩm sinh xảy ra. Cho nên, bổ sung acid folic ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ, khi não bộ và tuỷ sống của thai nhi hình thành có ý nghĩa rất quan trọng.

Sau sinh người mẹ cũng cần bổ sung acid folic để nuôi dưỡng sự phát triển toàn diện của bé yêu, cả về thể lực lẫn trí_tuệ.

3. Canxi

Canxi là một vi chất cho mẹ sau sinh cần bổ sung
Canxi là một vi chất cho mẹ sau sinh cần bổ sung

Giai đoạn sơ sinh là thời điểm bé từ 0 – 6 tháng tuổi là một trong 4 giai đoạn vàng bổ sung canxi. Sau khi sinh, bé bị “cắt nguồn cung cấp canxi từ mẹ. Trong khi nhu cầu canxi của trẻ sơ sinh: 200mg canxi nguyên tố/ngày.

Trong giai đoạn này, chất dinh dưỡng được bổ sung chủ yếu qua sữa mẹ. Vì vậy, nếu muốn con có đầy đủ canxi thì mẹ hãy bổ sung canxi đầy đủ cho mình.

Điều này cũng giúp các bạn tránh được những nguy cơ: đau lưng, tê chân yay,… di thiếu canxi.

Thời gian bổ sung canxi: Các bạn có thể bổ sung canxi theo đợt 45-60 ngày từ khi mang bầu để đảm bảo đủ lượng canxi cho con.

3. Kẽm

Cứ 10 bà mẹ có thai đến 8 người bị thiếu vi chất quan trọng này. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.

Trong khi kẽm là chất kích thích hoạt động của khoảng 300 enzym. Đây là những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Dưỡng chất này hỗ trợ một hệ thống miễn nhiễm lành mạnh, cần thiết cho vết thương lành lại, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác…

Nhu cầu kẽm của mẹ cho con bú là: 12 miligram kẽm hàng ngày.

Những thực phẩm giàu kẽm: ngao, sò, hàu, cá biển, trứng gà, các loại thịt đỏ…

Thời gian: Bổ sung dự phòng theo đợt theo tư vấn của chuyên gia.

4. Chất xơ

Lượng kích thích tố thay đổi đột ngột trong giai đoạn bầu bí và sau sinh. Do hạn chế vận động, hay do căng thẳng, lo âu trong quá trình chăm sóc bé, có thể gây nên tình trạng táo bón ở các bạn sau sinh. Táo bón lâu ngày có nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé.

Do đó, để phòng tránh táo bón, các bạn nên ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ. Ví dụ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt. Các mẹ cũng nên biết là có đến 2 loại chất xơ gồm: không tan trong nước có nhiều ở các loại rau xanh, hoa quả v.v… và hòa tan có nhiều trong vỏ cám gạo, hạt đại mạch, ngô, lạc, các loại đậu, cùi trắng của quả bưởi, cam, vỏ táo, vỏ nho v.v…

5. Các loại vitamin

Vitamin là vi chất mẹ sau sinh nhất định phải bổ sung
Vitamin là vi chất mẹ sau sinh nhất định phải bổ sung

1. Vitamin A – vi chất cho mẹ và bé

Không phải tự nhiên các bác sĩ khuyên các bà mẹ sau sinh nên uống 01 viên Vitamin A liều cao 200.000 IU.

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tăng cường thị lực. Nó còn giúp xương chắc khỏe, nâng cao sức đề kháng….Bởi vậy sau sinh, nếu đang cho con bú, cần hấp thụ khoảng 1.300 mcg một ngày.

Các loại thực phẩm dồi dào Vitamin  A như trái cây họ cam quýt , đu đủ, hồng, xoài, mít, dứa, cà rốt, khoai lang, rau bina, rau ngót, rau đay, thịt bò nạc, cá hồi, sữa… là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bà mẹ trẻ lúc này.

2. Vitamin C

Khi nuôi con bằng s.ữa mẹ, các bạn cần phải “nạp” đủ 120 miligram Vitamin C mỗi ngày. Nguyên do là bởi  Vitamin C giúp da, xương và các mô liên kết khỏe mạnh. Vitamin C cũng là chất chống oxy hóa mạnh mẽ và giúp cơ thể hấp thụ sắt. Vitamin C có nhiều trong ổi, cam, dâu tây, quả mâm xôi, dưa vàng, kiwi, cà chua, súp lơ, dứa, rau cải, rau muống, rau mồng tơi…

Ngoài lượng Vitamin lấy từ rau củ thì các bạn cũng có thể bổ sung Vitamin tổng hợp hàng ngày để đảm bảo đủ lượng Vitamin cần thiết.

Xem thêm: 7 bước điều trị táo bón an toàn, hiệu quả cho trẻ

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *