Trẻ quấy đêm, khóc đêm do 10 nguyên nhân này mà mẹ nào cũng nên biết
1. Trẻ khóc đêm do chưa hình thành chu kỳ ngủ
Em bé có thể sẽ không ngủ suốt đêm (sáu đến tám tiếng) cho đến khi em bé được ít nhất ba tháng tuổi. Một số em bé không ngủ suốt đêm cho đến sáu tháng tuổi trở lên. Khóc chính là cách của em bé gửi tin nhắn đến cho cha mẹ. Do đó, việc chúng thường xuyên thức giấc, trẻ hay khóc đêm trong giấc ngủ là điều thường thấy.

2. Trẻ khóc đêm do đang đói.
Trẻ sơ sinh cần ăn mỗi vài giờ vì dạ dày của em bé rất nhỏ. Vì thế, hầu hết các em bé khóc vào ban đêm vì chúng đang đói. Từ khi trẻ sinh ra cho đến 2 tháng tuổi, hầu hết em bé đều thức giấc hai lần mỗi đêm để bú. Từ hai đến bốn tháng tuổi, hầu hết em bé đều cần bú một cữ vào giữa đêm. Đến khi 4 tháng tuổi, trẻ có thể bú xuyên đêm rồi.
3. Tiêu hóa không tốt
Có thể do mẹ cho em bé ăn hay b.ú quá sức của trẻ, hay trẻ đang bị bệnh phải uống thuốc điều trị làm khả năng tiêu_hóa thức ăn không tốt đã gây nên tình trạng chướng bụng và đầy hơi.Vì vậy cách tốt nhất là các bạn lưu ý giữ cho con một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
4. Quấy khóc do tè dầm
Trẻ sẽ không có giấc ngủ ngon khi tã lót ướt sũng vì con tè. Lúc này, em bé sẽ lăn qua lăn lại, quấy khóc,… để “báo hiệu” cho mẹ. Do đó, cần thay tã cho em bé kịp thời để tránh con khó chịu dậy kh.óc.
5. Tiếng ồn và nhiệt độ trong phòng ngủ
Trẻ em hay khóc đêm có thể là do tiếng ồn hay âm thanh bất ngờ phát ra khi em bé đang ngủ, điều đó có thể đánh thức em bé làm trẻ bị giật mình và quấy khóc. Nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh cũng là nguyên nhân gây nên ảnh hưởng đến giấc ngủ của em bé, khiến em bé hay khóc đêm.Vì vậy hãy giữ phòng ngủ yên tĩnh và đặt nhiệt kế để đo nhiệt độ phòng ổn định cho con. Nên sử dụng nhiệt kế phòng, duy trì nhiệt độ phòng từ 24 – 26 độ.
6. Hoạt động quá mức trước khi đi ngủ
Hệ thống thần kinh của trẻ đang phát triển và chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém, do đó, nếu ban ngày em bé có những hoạt động quá sức sẽ làm cho não bộ trẻ vẫn còn đang trong trạng thái hưng phấn làm cho trẻ đột nhiên quấy khóc khi đang ngủ. Thậm chí, điều này còn tạo ra những giấc mơ tạm gọi là ác mộng, làm cho em bé sợ hãi, giật mình. Vì vậy không để con vận động quá mạnh hoặc xem ti vi đồ điện tử ít nhất là 30 phút trước khi ngủ.

7. Em bé rời mẹ một cách đột ngột hoặc có thay đổi về tâm lý
Điều này làm cho em bé có cảm giác bất an, lo lắng cũng gây ra tình trạng khóc đêm. Người thân của em bé nên vỗ về, an ủi một cách nhẹ nhàng giúp cho em bé nhanh chóng thích nghi được với hoàn cảnh mới. Đặc biệt mẹ có tâm trạng bất ổn, ví dụ như tức giận, lo lắng, buồn phiền, mất ngủ,… thì điều này cũng dễ ảnh hưởng đến tâm lý của bé.
8. Trẻ mọc răng
Nhiều bé khi được 5 tháng tuổi, lúc này em bé sẽ bắt đầu mọc răng và cho đến giai đoạn bé được hai tuổi sẽ mọc đủ răng. Em bé hay khóc đêm, dễ cáu kỉnh và bồn chồn trong tuần trước khi một chiếc răng mới đi qua.
9. Bé bị bệnh
Các bé thường dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: nghẹt mũi, viêm mũi họng, cảm lạnh,… dễ khiến cho các bé thấy khó chịu và quấy vào ban đêm.
10. Bé bị thiếu vi chất
Có 1 nguyên nhân nữa đó là do thiếu vi chất khiến trẻ hay khóc đêm: Trong đó các vi chất ảnh hưởng trực tiếp là: Canxi, kẽm, vitamin D,…Không phải cứ khóc đêm là thiếu vi chất nhưng thiếu vi chất chắc chắn dẫn đến khóc đêm, quấy đêm, trằn trọc khó ngủ, khó chuyển giấc.Giấc ngủ ban đêm của con có tốt hay không vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này, vừa liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý của người mẹ. Vì vậy các bạn hãy cố gắng khắc phục những nguyên nhân trẻ khóc đêm ở trên nhé!